Chế biến dứa sấy dẻo: Hướng đi mới của dân làng Kon Lốc 1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dứa sấy dẻo là sản phẩm được tạo ra từ cây dứa không mắt đặc trưng của người Bahnar ở làng Kon Lốc 1, xã Đak Rong, huyện Kbang. Chế biến dứa sấy dẻo là hướng đi tiềm năng giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập, đồng thời mở ra cơ hội để nông sản của địa phương vươn ra thị trường.

0a.jpg
Người Bahnar ở làng Kon Lốc 1 (xã Đak Rong, huyện Kbang) trồng cây dứa không mắt theo hướng hữu cơ. Ảnh: Hữu Phước

Người dân làng Kon Lốc 1 thường trồng cây dứa không mắt trên những khu vườn tạp, khô cằn sỏi đá. Loại dứa này mỏng vỏ, lõi nhỏ và mọng nước, hương vị thơm ngon. Mỗi quả có trọng lượng khoảng 2-2,5 kg. Hiện làng Kon Lốc 1 có khoảng 16 hộ trồng dứa không mắt với diện tích trên 5 ha. Tuy nhiên, khi dứa chín, bà con thường bán cho thương lái với giá bấp bênh. Có thời điểm, dứa chỉ có giá 3-4 ngàn đồng/kg.

Để giúp người dân nâng cao thu nhập, năm 2024, UBND xã Đak Rong phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) triển khai chế biến sản phẩm từ dứa, đồng thời hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu “Dứa sấy dẻo”.

Theo đó, sau khi thành lập Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dứa không mắt làng Kon Lốc 1, người dân đã tập trung trồng dứa theo hướng hữu cơ để cung cấp nguyên liệu chế biến dứa sấy dẻo. Với việc áp dụng phương pháp sấy lạnh, sản phẩm có thể bảo quản trong thời gian dài và giữ được giá trị dinh dưỡng 100%.

1d.jpg
Chế biến dứa sấy dẻo là hướng đi tiềm năng của người dân làng Kon Lốc 1, xã Đak Rong, huyện Kbang. Ảnh: M.K

Ông Đinh Văn Pin-Tổ trưởng Tổ hợp tác-cho biết: “Trước đây, người dân thường bán quả dứa cho thương lái với giá cả bấp bênh. Hiện nay, việc chế biến sâu sản phẩm dứa sấy dẻo đã giúp bà con nâng cao thu nhập. Dứa sau khi sấy dẻo sẽ được bán ra với giá cao hơn (khoảng 70 ngàn đồng/ký). Hơn 3 ký dứa tươi sẽ thu về 1 ký dứa sấy dẻo. Như vậy, hướng đi này hứa hẹn sẽ giúp cây dứa của làng ngày càng có giá trị”.

Là người trồng cây dứa không mắt nhiều năm nay, anh Đinh Văn Tình nhận định: Giống dứa không mắt có chi phí đầu tư thấp, dễ trồng. Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian bảo quản ngắn do quả mọng nước, khi chín dễ bị bầm dập. Từ khi triển khai chế biến thành sản phẩm dứa sấy dẻo, tình trạng hư hao được khắc phục. Chúng tôi rất phấn khởi và hy vọng sản phẩm dứa sấy dẻo sẽ được thị trường ưa chuộng.

Sau 6 tháng chăm sóc đúng kỹ thuật, người dân làng Kon Lốc 1 thu hoạch dứa về rửa sạch, sơ chế cắt gọt vỏ và thái lát. Sau đó, với sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh, bà con đưa vào máy sấy lạnh. Lát dứa được sấy lạnh hơn 20 giờ, cô đặc dưỡng chất một cách chậm dần đều. Khi lát dứa được rút hết nước và các chất vi sinh sẽ được đưa đi đóng hộp. Lát dứa sấy không còn mọng nước như dứa tươi nhưng khi ăn có đầy đủ các vị chua nhẹ, ngọt thanh.

Ông Trương Hữu Phước-Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Đak Rong-cho hay: “Thời gian trước, dứa được thương lái mua vào với giá khá rẻ. Người dân cũng buộc phải bán nhanh vì loại trái cây này rất nhanh hỏng. Giờ đây, người trồng dứa yên tâm bởi đầu ra được đảm bảo”.

2dua-say.jpg
Sản phẩm dứa sấy dẻo. Ảnh: M.K

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Võ Thị Thùy Ngân: Dứa sấy dẻo là mô hình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Việc tư vấn, hỗ trợ mô hình chế biến dứa sấy dẻo cho người dân làng Kon Lốc 1 nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn; thúc đẩy tiến trình khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

“Chúng tôi đã tiến hành hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm dứa sấy dẻo; hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đồng thời, đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tại hiện trường cho bà con làng Kon Lốc 1.

Sau khi kết thúc khóa đào tạo, chính họ sẽ trở thành những “hạt nhân” trong việc tuyên truyền, vận động người dân tại địa phương thay đổi nếp nghĩ cách làm để cùng phát triển sản phẩm. Hiện nay, sản phẩm dứa sấy dẻo đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn và dán tem chống hàng giả, sử dụng QR Code để mã hóa thông tin về sản phẩm, vùng trồng…

Việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được xem là hướng đi cần thiết nhằm minh bạch hóa nguồn gốc và nhận diện giá trị sản phẩm, góp phần bảo vệ thương hiệu của “Dứa sấy dẻo” trên thị trường”-Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null