Cải thiện thu nhập nhờ sản xuất nông nghiệp tuần hoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) không chỉ cải thiện thu nhập mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Từ năm 2012 đến nay, gia đình ông Lê Hùng Anh (thôn 5, xã Nghĩa Hưng) có nguồn thu nhập cao nhờ áp dụng mô hình nuôi gà kết hợp nuôi sâu canxi, trồng cà phê theo quy trình tuần hoàn khép kín.

Ông cho biết: Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm từ mô hình nông nghiệp tuần hoàn tại huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh), ông đã áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình. Theo đó, trên diện tích 5 ha, ông dành 4 ha trồng cà phê, còn lại làm chuồng nuôi gà và sâu canxi. Mỗi năm, ông nuôi 3 lứa gà với khoảng 15 ngàn con. Ông tận dụng phân gà để nuôi sâu canxi làm thức ăn cho gà và lấy phân bón từ nuôi sâu can xi để chăm sóc vườn cà phê.

ong-le-hung-anh-giam-moi-nam-gan-300-trieu-dong-chi-phi-mua-phan-bon-nho-u-vo-ca-phe-voi-phan-ga-va-tan-dung-phan-huu-co-tu-nuoi-sau-can-xi.jpg
Ông Lê Hùng Anh (thôn 5, xã Nghĩa Hưng) giảm mỗi năm gần 300 triệu đồng chi phí mua phân bón nhờ ủ vỏ cà phê với phân gà và tận dụng phân hữu cơ từ nuôi sâu can xi. Ảnh: N.H

“Tôi lãi khoảng 150 triệu đồng/năm từ nuôi gà. Tuy nhiên, nhờ tận dụng được số lượng lớn phân từ nuôi sâu canxi ủ với vỏ cà phê, mỗi năm, tôi giảm gần 300 triệu đồng mua phân bón so với trước kia.

Nhờ bón phân hữu cơ, vườn cà phê phát triển tốt và cho năng suất cao hơn. Riêng năm 2024, vườn cà phê đạt sản lượng 17,7 tấn nhân, bán với giá 132,2 ngàn đồng/kg, gia đình thu về hơn 2,3 tỷ đồng. Do chi phí đầu tư thấp nhờ tận dụng các nguồn phân bón hữu cơ từ trồng trọt, chăn nuôi nên gia đình lãi gần 2 tỷ đồng”-ông Lê Hùng Anh nói.

Gia đình ông Bùi Ngọc Hùng (thôn 3, xã Hòa Phú) cũng nâng mức lợi nhuận nhờ áp dụng mô hình tuần hoàn khép kín trong trồng trọt và chăn nuôi. Ông cho hay: Gia đình ông có trồng 5 sào cà phê và 5 sào sầu riêng. Được Hội Nông dân huyện hướng dẫn, năm 2022, ông xây thêm chuồng trại để nuôi gà kết hợp nuôi trùn quế để có thêm thu nhập từ bán gà và lấy phân bón hữu cơ chăm sóc vườn cây.

Theo đó, mỗi năm, ông nuôi khoảng hơn 300 con gà. Trong quá trình chăn nuôi, ông sử dụng phân gà để nuôi trùn quế, sau đó, sử dụng trùn quế làm thức ăn cho gà và lấy phân bón cho vườn cây.

“Nhờ áp dụng mô hình này, tôi giảm đáng kể chi phí mua thức ăn cho gà; đồng thời, giảm được 1/4 chi phí mua phân bón chăm sóc vườn cây. Bên cạnh đó, vườn cà phê và sầu riêng được chăm sóc theo hướng hữu cơ nên đạt năng suất cao. Năm 2024, 5 sào cà phê đạt sản lượng 2,5 tấn nhân, 5 sào sầu riêng thu hoạch 1,5 tấn quả. Với mô hình này, tôi lãi hơn 300 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với các năm trước”-ông Hùng chia sẻ.

ong-hung-nuoi-ga-ket-hop-trun-que-de-tang-thu-nhap-va-lay-phan-bon-cham-soc-vuon-cay-nham-giam-chi-phi.jpg
Ông Bùi Ngọc Hùng (thôn 3, xã Hòa Phú) nuôi gà kết hợp nuôi trùn quế để tăng thu nhập và lấy phân bón chăm sóc vườn cây. Ảnh: N.H

Trao đổi với P.V, ông Võ Xuân Bảo-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Păh-thông tin: Với sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh, toàn huyện có 1.700 hộ áp dụng kỹ thuật xử lý rác thải nông nghiệp để làm nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn.

Trong đó có khoảng 90% hộ áp dụng đạt hiệu quả cao với các mô hình như: nuôi sâu canxi kết hợp nuôi gà trên đệm lót sinh học; nuôi trùn quế kết hợp nuôi gà và trồng cà phê; nuôi gà trên đệm lót sinh học dày; áp dụng kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi… Với các mô hình này, người dân giảm chi phí đầu tư cũng như tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao.

“Thời gian tới, Hội Nông dân huyện tiếp tục chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên nông dân áp dụng các phương pháp chuyển đổi chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi làm nguyên liệu đầu vào để giảm chi phí, tăng lợi nhuận; đồng thời, giảm thiểu việc đưa các phế phẩm, nguyên liệu có nguồn gốc hóa học vào canh tác, chế biến, bảo quản.

Ngoài ra, từng bước hình thành và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, góp phần hình thành tư duy sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao, hướng tới phát triển sản xuất bền vững cho hội viên nông dân trên địa bàn”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.