Tỷ phú trên đất cằn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng ý chí và nghị lực, anh Nguyễn Quốc Hưng (làng Ya Ma-Hòa Bình, xã Yang Nam, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã biến vùng sỏi đá thành vườn rẫy xanh tốt mang lại thu nhập hàng tỷ đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện.

Anh Hưng kể: Năm 2003, gia đình anh từ Hải Dương vào định cư tại xã Yang Nam. Những ngày đầu đặt chân đến vùng quê mới, gia đình anh trải qua biết bao khó khăn, cơ cực. Không có nhà cửa, vợ chồng anh phải mượn tạm một căn nhà bỏ hoang của người dân trong làng để ở. Đất canh tác cũng không có, anh chị phải đi làm thuê.

Nhưng khó khăn không làm họ nản chí. Anh chị bảo ban nhau cố gắng làm lụng, tằn tiện chi tiêu để gầy dựng cuộc sống. Sau khi thuê được 7 sào đất cách nơi ở 3 km, anh chị trồng đậu xanh. Sau 3 tháng, đậu xanh cho thu hoạch, gia đình anh lãi hơn 20 triệu đồng. Có vốn, vợ chồng anh mua được 6 sào đất cho riêng mình.

Sau đó, anh Hưng vay vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư trồng ớt trên diện tích 6 sào vừa mua và 7 sào đất thuê. Đất không phụ công người, vụ thu hoạch ớt đầu tiên, vợ chồng anh lãi 80 triệu đồng. Từ số tiền này, gia đình anh lại tiếp tục mua được 2,6 ha đất để trồng mía. “Năm 2012, dù giá mía thấp nhưng sau khi trừ chi phí, gia đình cũng lãi gần 30 triệu đồng”-anh Hưng cho hay.

14.jpg
Anh Nguyễn Quốc Hưng bên vườn xoài của gia đình. Ảnh: Đ.Y

Gia đình anh Hưng đã bỏ nhiều công sức để cải tạo vùng đất cằn sỏi đá thành đất sản xuất. Anh thuê máy cày, thuê người nhặt hết đá gom lại làm bờ kè xung quanh đám rẫy, rồi áp dụng khoa học kỹ thuật và đưa giống mới vào sản xuất.

Năm 2018, vợ chồng anh tiếp tục thuê 3 ha đất để trồng bí đỏ. Chỉ sau 3 tháng, anh thu về 380 triệu đồng tiền lãi. Còn 6 sào ớt cũng mang về nguồn thu hàng trăm triệu đồng. Anh dùng tiền tích lũy để mua thêm đất sản xuất. Tính đến năm 2019, gia đình anh Hưng sở hữu 7 ha đất sản xuất. Trong số đó có 2 ha xoài xanh Đài Loan, 8 sào nhãn T6, 1,2 ha dừa xiêm, 6 sào ớt và 2,4 ha mía.

Với tâm niệm “tấc đất tấc vàng”, cứ tích góp được bao nhiêu tiền, vợ chồng anh lại đầu tư mua đất sản xuất. Cùng với sự cần cù chịu khó, anh chị tích cực tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi do địa phương tổ chức. Nhờ vậy mà anh chị học hỏi được thêm kinh nghiệm, kỹ thuật và đa dạng các loại cây trồng để có nguồn thu quanh năm.

“Hàng năm, gia đình thu trên 1,4 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn cho lãi 700 triệu đồng. Nhờ nguồn thu nhập này, gia đình tôi có của ăn của để, mua sắm đầy đủ vật dụng sinh hoạt. Năm 2014, tôi làm được căn nhà ở khang trang với kinh phí gần 500 triệu đồng. Kinh tế ổn định, vợ chồng tôi có điều kiện chăm lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn”-anh Hưng chia sẻ.

anh-nguyen-quoc-hung-mung-vui-ben-vuon-dua-xiem-dang-ra-hoa-lua-dau-tien-anh-dinh-yen.jpg
Anh Nguyễn Quốc Hưng mừng vui bên vườn dừa xiêm đang ra hoa lứa đầu tiên. Ảnh: Đ.Y

Ông Trần Ngọc Thái-Chủ tịch UBND xã Yang Nam: Anh Nguyễn Quốc Hưng rất tích cực trong lao động sản xuất và đi đầu trong mọi phong trào của địa phương. Anh vừa được Chủ tịch UBND huyện Kông Chro, Hội Nông dân huyện tặng giấy khen vì có thành tích tiêu biểu trong thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2022-2024.

Mỗi ngày, anh Hưng thức dậy từ lúc 5 giờ để ra rẫy làm việc cùng với những nhân công thời vụ. Khi tới mùa thu hoạch, anh lại đi khảo sát giá và gọi thương lái vào tận vườn thu mua. Thời gian làm việc của anh hầu như kín từ sáng đến tối.

Nhờ biết tính toán cùng với sự cần mẫn trong lao động, mô hình kinh tế vườn của gia đình anh Hưng mang lại hiệu quả cao. Mô hình này tạo việc làm cho 40-50 lao động địa phương vào thời vụ với mức thu nhập 200 ngàn đồng/ngày công.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Hưng còn đảm nhận chức vụ Phó Trưởng thôn Ya Ma-Hòa Bình. Ở cương vị này, anh luôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con trong làng cùng phát triển kinh tế, đưa cây-con giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Là người thường xuyên làm công cho gia đình anh Hưng, ông Blơ (làng Ya Ma-Hòa Bình) tâm sự: “Nhờ làm công cho gia đình anh Hưng mà mình biết cách trồng ớt, bí đỏ. Anh Hưng còn đến tận rẫy chỉ cho mình cách làm đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch. Gia đình mình có 8 sào đất, trước đây trồng mì cho thu nhập thấp. Từ năm 2016, mình chuyển sang trồng ớt, bí đỏ cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm”.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.