Mùa hoa khát nước - Kỳ 1: Cây "khát" nước vẫn nở đầy hoa trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những năm gần đây, khi mùa hoa cà-phê nở cũng là mùa khô hạn ở Tây Nguyên.

Tin vui là năm 2024, xuất khẩu cà-phê Việt Nam đạt 5,43 tỷ USD (dự kiến năm 2025 đạt 6 tỷ USD), tăng 33,1% so với niên vụ trước, nhờ nhu cầu toàn cầu tăng cao và giá cà-phê leo thang. Tuy nhiên, tin kém lạc quan là sản lượng cà-phê, chủ yếu là robusta, giảm do hạn hán. Điều này cho thấy thách thức lớn mà ngành cà-phê Việt Nam đang đối mặt. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, ngành cà-phê Việt Nam đang thay đổi ra sao để thích ứng bền vững?

1a.jpg
Tháng 3, “mùa máy bơm” hút nước rầm rộ.

Những ngày tháng 3, mùa khô trùng với thời điểm hoa cà-phê trổ bông trắng cành. Đây là giai đoạn cây cần nhiều nước nhất để chuẩn bị kết trái. Người trồng cà-phê thường rơi vào hai tâm trạng trái ngược: Mong có nước tưới nhưng lại lo trời mưa làm giảm chất lượng thụ phấn của hoa.

2a.jpg
Hạn hán ảnh hưởng chất lượng cây cà-phê.

Cao nguyên “gọi” nước

“Tháng ba, mùa con ong đi lấy mật/ Mùa con voi xuống sông hút nước” - lời bài hát Tháng Ba Tây Nguyên giờ đây dường như chỉ còn là ký ức. Lên Tây Nguyên hôm nay, chẳng thấy voi hút nước, mà chỉ thấy những vòi bơm thi nhau rút nước tưới cà-phê.

Rẫy cà-phê Tây Nguyên đa phần trơ trụi, thiếu tầng cây xanh che phủ như cách trồng ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Biến đổi khí hậu khiến mùa khô kéo dài hơn, từ tháng 11 năm trước đến tận tháng 5 năm sau, thậm chí lâu hơn tùy khu vực. Ba tháng cuối mùa khô - giai đoạn ngậm nụ, trổ hoa, kết trái - là thời điểm quyết định vụ mùa năng suất hay thất thu. Từ tháng 4 đến tháng 7, khi trái non cần nước để lá căng, hạt mẩy, thì nguồn nước lại cạn kiệt triền miên.

Những rẫy đơn điệu chỉ trồng độc cây cà-phê, cảnh khô hạn càng thêm căng thẳng. Ông Nguyễn Văn An, 65 tuổi, ở thôn Tân Lập, xã Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), thở dài: “Mấy năm nay, năm nào cũng hạn. Năm nay chưa biết thế nào”. Ông kể, mùa khô 2024, cây cà-phê quắt queo dưới nắng gió, người dân đỏ mắt tìm nguồn nước bổ sung.

Vườn cà-phê nhà ông An rộng hơn 2 ha. Mùa khô năm 2024, giếng khoan cạn khô, ông phải thuê xe bồn chở nước từ xa về, mỗi bồn 5 khối giá 500.000 đồng. Nhiều hộ dân ở thôn Tân Lập cũng rơi vào cảnh tương tự. “Chúng tôi mong chính quyền hỗ trợ tìm nguồn nước và đầu tư thủy lợi để bảo đảm tưới tiêu mùa khô”, ông An kiến nghị.

Dẫu vậy, hoa cà-phê vẫn vô tư nở trắng, đón nắng vàng rực rỡ. Đời hoa nở, đời ong bay, chỉ người trồng cà-phê là thảng thốt vì nắng hạn, tức tưởi khi mưa dầm.

Tôi nhớ lời một nữ doanh nhân ngành sữa vài năm trước: “Bớt cao su, bớt cà-phê, tăng rừng nguyên sinh thì sẽ bớt hạn, bớt ngập”. Nhưng giá cà-phê vài năm nay tăng vọt, hiện hơn 130.000 đồng/kg, trong khi 20 kg lúa (giá 5.800-6.600 đồng/kg tùy loại) mới mua được 1 kg cà-phê. Giảm diện tích cà-phê giờ đây là điều khó khả thi.

Rõ ràng là “tiến thoái lưỡng nan”. Người dân vừa bất an với hậu quả quy hoạch trồng trọt mất kiểm soát, vừa gồng mình chống hạn bằng cách khoan giếng sâu, mua nước, hoặc dùng máy bơm công suất lớn để đưa nước lên cao. Anh Lê Văn Tài, 40 tuổi, ở thôn Đắk Đ’rông, xã Cư Knia (huyện Cư Jút, Đắk Nông), là một trong những người tiên phong khoan giếng sâu để bảo đảm nước tưới.

Tổng diện tích cà-phê Việt Nam khoảng 700.000 ha, chủ yếu là robusta. Tây Nguyên chiếm hơn 90% diện tích: Đắk Lắk (200.000 ha), Lâm Đồng (150.000 ha), Đắk Nông (120.000 ha), Gia Lai (80.000 ha), Kon Tum (20.000 ha). Miền bắc và Bắc Trung Bộ trồng arabica: Sơn La (15.000 ha), Điện Biên và Yên Bái (2.000-3.000 ha).

“Khoan đến mũi thứ ba mới thấy nước. Nhưng mừng chưa được bao lâu thì nước nhiễm phèn nặng”, anh Tài kể. Không nản, anh tìm cách xử lý bằng vôi: “Tôi bơm nước vào bồn, hòa vôi, để lắng, rồi xử lý thêm lần nữa cho chắc”. Nước giảm phèn đáng kể, anh mới dám tưới cho vườn cà-phê.

Tuy nhiên, không phải ai cũng cẩn thận như anh. Nhiều hộ trong vùng gặp nước nhiễm phèn nhưng vẫn tưới trực tiếp vào gốc (tưới dí), tránh lên lá. “Họ bảo tưới dí thì phèn không làm cháy lá. Nhưng tôi thấy không ổn. Nước phèn ngấm vào đất, ảnh hưởng rễ cây và chất lượng hạt”, anh Tài lo ngại.

3a.jpg
Lối thâm canh độc canh đòi hỏi nhiều nước tưới.

Nhân giống chống đỡ hạn hán

Giá cà-phê như đòn bẩy: Thấp thì cây bị chặt bỏ, cao thì người người đổ xô trồng. Dù đất xấu, sỏi đá, xa nguồn nước, nhiều người vẫn lạc quan: “Không có đất nào xấu cả”. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón tổng hợp khiến nụ cà-phê bị đen, lá cháy, cây thiếu kali, thừa đạm, trở nên còi cọc. Cùng với đó, tư duy trồng trọt kiểu “hôi của” - nhanh tay, nhanh mắt - dễ dẫn đến tranh giành, đất bạc màu, cây kém chất lượng. Cũng khó khuyên bà con thâm canh bền vững khi bao mối lo cơm áo gạo tiền trước mắt.

Hiện đang là thời điểm chuẩn bị hố trồng, xuống giống cà-phê cho mùa mưa. Người mới làm rẫy thường băn khoăn: Nên chọn cà-phê thực sinh hay cà-phê ghép? Cà-phê thực sinh là gieo hạt trực tiếp, không can thiệp. Cà-phê ghép, phổ biến ở Tây Nguyên, thường gọi là “cà-phê xanh lùn ghép gốc mít” - tức dùng gốc cà-phê mít (phổ biến ở Bắc Trung Bộ) ghép với mắt cà-phê xanh lùn bằng phương pháp ghép nêm. Giống này chịu hạn tốt, kháng bệnh rỉ sắt và nấm hồng. (Giống do hai ông Phạm Quang Sơn và Phạm Xuân Trường tuyển chọn và lai tạo từ những năm 1990, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng công nhận là giống cà-phê cao sản đầu dòng, cho phép lưu hành trên thị trường từ tháng 10/2006 - PV).

Sau vụ thu hoạch 2024 kém về lượng nhưng cao về giá, người trồng lại lo lắng khi nhiều rẫy xuất hiện nụ đen, lá đỏ, rễ bị nấm hồng. Họ tự hỏi: Do thiếu nước, bón phân sai, chăm sóc kém hay giống thoái hóa? Có lẽ, trồng cà-phê cần bài học dài hơi, chứ không chỉ có rẫy, có giống là có trái.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã chọn tạo các giống robusta (TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13, TR14, TR15, TRS1), cà-phê dây, xanh lùn và 6 giống arabica (TN1, TN2, TN6, TN7, TN9, THA1), nổi bật với năng suất cao, chất lượng tốt, chịu hạn và kháng bệnh.

Theo Bài và ảnh: DUYÊN DUYỀN (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null