Làm giàu từ mô hình nông nghiệp sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều hộ Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã áp dụng quy trình canh tác cây trồng theo các tiêu chuẩn để tạo ra nông sản sạch, chất lượng cao.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, việc canh tác theo hướng hữu cơ còn góp phần nâng giá trị sản xuất và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

1aa.jpg
Anh Thuế (làng Groi Wêt, xã Glar, huyện Đak Đoa) bên vườn cà phê canh tác theo hướng hữu cơ của gia đình. Ảnh: H.T

1. Mới đây, chúng tôi theo chân Chủ tịch Hội Nông dân xã Glar (huyện Đak Đoa) đến tham quan vườn cà phê của gia đình anh Thuế (làng Groi Wêt). Anh Thuế là một trong những hộ canh tác cà phê theo hướng hữu cơ khá lâu năm ở xã Glar.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Thuế cho biết: Gia đình có 4 ha cà phê. Những năm 2010-2016, cây cà phê phát triển kém và năng suất chỉ đạt hơn 2 tấn nhân/ha. Việc này khiến anh trăn trở mãi. Vì vậy, mỗi khi UBND xã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cà phê, anh đều tham gia và ghi chép cẩn thận. Từ kiến thức tiếp thu được, anh chủ động tái canh giống mới và canh tác cà phê theo hướng hữu cơ.

Từ năm 2017 đến nay, thay vì sử dụng phân bón hóa học, anh Thuế ủ vỏ cà phê với phân bò và chế phẩm Trichoderma để tạo ra phân hữu cơ bón cho vườn cây. Khi cây cà phê bị sâu bệnh gây hại, anh sử dụng thuốc bảo vệ sinh học để xử lý. Đồng thời, đầu tư hệ thống béc tưới tiết kiệm nước cho toàn bộ diện tích này.

“Mỗi năm, tôi ủ khoảng 7-8 tấn vỏ cà phê với 3 tấn phân bò và trộn với men Trichoderma. Từ khi canh tác theo hướng hữu cơ, vườn cà phê phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại. Năm 2024, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi lãi 1,3 tỷ đồng từ vườn cà phê”-anh Thuế cho hay.

Nhận thấy hiệu quả từ việc canh tác theo hướng hữu cơ, 6 năm nay, anh Thuế cũng đã áp dụng quy trình canh tác này cho 100 cây sầu riêng. Năm 2024, hơn một nửa số cây sầu riêng đã cho thu hoạch 1,2 tấn, bán được hơn 60 triệu đồng. Anh Thuế chia sẻ kinh nghiệm: “Sau nhiều năm, tôi thấy việc canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ mang lại sự phát triển bền vững nhất”.

Theo bà Nhêm-Chủ tịch Hội Nông dân xã Glar: Từ mô hình trồng cà phê theo hướng hữu cơ của gia đình anh Thuế, Hội Nông dân xã sẽ vận động người dân canh tác cà phê theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

22-9850.jpg
Với hình thức canh tác theo hướng hữu cơ, chị Sim (làng Đê Gôh, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa) không còn lo về đầu ra sản phẩm (ảnh nhân vật cung cấp).

2. Sau gần 10 năm áp dụng quy trình canh tác mắc ca theo hướng hữu cơ, gia đình chị Sim (làng Đê Gôh, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa) cũng đã thu về “quả ngọt” khi năng suất và chất lượng sản phẩm đạt cao. Chị cho biết: Cây mắc ca ít bị sâu bệnh gây hại, đặc biệt là khi sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ sinh học.

“Ngoài 600 cây mắc ca, tôi còn trồng 1.000 cây cà phê, 500 trụ hồ tiêu. Tôi tận dụng vỏ cà phê ủ với phân bò và chế phẩm Trichodermar để bón cho cả 3 loại cây này. Khi cây mắc ca ra hoa, tôi sử dụng thuốc sinh học để phòng trừ bệnh rệp sáp gây rụng hoa và quả non. Nhờ vậy, cây mắc ca phát triển tốt, năng suất ổn định. Hàng năm, sản lượng đạt gần 2 tấn”-chị Sim kể.

Cũng theo chị Sim, vườn mắc ca của gia đình được canh tác theo quy trình hữu cơ nên thương lái vào tận vườn thu mua với giá ổn định 90 ngàn đồng/kg. Riêng năm 2024, chị dành một nửa sản lượng để sấy khô cung cấp cho các cửa hàng tạp hóa nhằm tăng thêm lợi nhuận. Cuối năm 2024, chị xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Dasome” để nâng cao giá trị cho sản phẩm.

“Các năm trước, tôi chỉ lãi 130-140 triệu đồng. Năm 2024, tôi lãi hơn 180 triệu đồng nhờ bán mắc ca sấy. Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư hệ thống máy sấy và bảo quản mắc ca để giảm chi phí, tăng lợi nhuận”-chị Sim nêu dự định.

Nói về mô hình trồng mắc ca sạch của chị Sim, chị Hlưn-Công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Đak Sơ Mei-cho hay: Bên cạnh cây mắc ca, gia đình chị Sim cũng áp dụng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ cho hơn 1 ha cà phê và 500 cây hồ tiêu. Với hình thức canh tác này, các loại cây trồng của gia đình chị phát triển tốt, cho năng suất ổn định. Hiện tại, xã đang hỗ trợ gia đình chị Sim hoàn thành các thủ tục liên quan để được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP cho sản phẩm mắc ca sấy.

3. Nhiều năm nay, người dân làng Kép 1 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) thường xuyên đến nhà ông Rơ Châm Hyur để học hỏi kỹ thuật trồng sầu riêng theo hướng VietGAP. Ông Hyur là hộ đầu tiên của làng trồng sầu riêng theo quy trình này vào năm 2024. Biết mục đích đến thăm của chúng tôi, lão nông hơn 60 tuổi nở nụ cười niềm nở rồi vui vẻ dẫn khách ra thăm vườn sầu riêng.

Vừa đi, ông Hyur vừa kể về cơ duyên với cây trồng này: Gia đình ông có 7 ha đất sản xuất. Trước đó, ông trồng 3 ha cà phê, diện tích còn lại thì cho thuê. Năm 2019, ông được tham gia hội thảo về trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau đó, ông trồng 300 cây sầu riêng giống Monthong theo hình thức vừa trồng xen cà phê vừa trồng tập trung.

33.png
Hơn 60 tuổi, ông Rơ Châm Hyur đã trở thành hộ đầu tiên ở làng Kép 1 trồng thành công sầu riêng theo hướng VietGAP. Ảnh: Hồng Thương

Theo ông Hyur, sầu riêng khá khó tính, đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc, nhất là thời điểm ra hoa, đậu quả. Do đó, trong quá trình canh tác, ông thường xuyên đến các hộ người Kinh để học hỏi kinh nghiệm.

“Tôi luôn theo dõi sát sao sự sinh trưởng và phát triển của vườn cây để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như phát hiện, xử lý sâu bệnh gây hại. Bên cạnh đó, tôi sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây sầu riêng; sử dụng thuốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng”-ông Hyur chia sẻ.

Dừng chân dưới tán cây sầu riêng đã hơn 6 năm tuổi, ông Hyur cho biết thêm: Năm 2024, gần 150 cây sầu riêng cho thu gần 7 tấn quả. Với giá bán 70 ngàn đồng/kg, ông thu về 490 triệu đồng, lãi gần 400 triệu đồng. “Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư trồng thêm sầu riêng nhằm tăng thu nhập”-ông Hyur bộc bạch.

Ông Rơ Châm Punh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Kép 1-cho biết: Ông Rơ Châm Hyur là hộ đầu tiên của làng trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông cũng tích cực chia sẻ kinh nghiệm cho người dân trong làng. Đến nay, làng có 150/194 hộ trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó, hộ ít có 50 cây, hộ nhiều 300 cây.

Anh Rơ Châm Duk (làng Kép 1) bày tỏ: “Nhờ được ông Hyur hướng dẫn, tôi áp dụng quy trình trồng sầu riêng theo hướng VietGAP cho gần 100 cây sầu riêng của gia đình. Hiện nay, vườn sầu riêng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại”.

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.