Tương lai của thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam sẽ như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tương lai của xã hội không tiền mặt tại Việt Nam như thế nào? Đặc biệt là mobile money - tiền di động - gia nhập thị trường, và sự trỗi dậy lớn mạnh của các công ty công nghệ tài chính - Fintech...?
 
Gian hàng triển lãm của NAPAS bên lề hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Dịch COVID-19 cùng quãng thời gian giãn cách xã hội cho thấy các giao dịch không tiền mặt, từ cà thẻ, chuyển khoản, dùng ví điện tử, QR Code… thực sự trở nên ưu việt, được dân chúng ưa xài. Không ít trường hợp giao hàng và nhận tiền đứng cách nhau 2 mét, qua một cây sào, cây gậy… 
Những hành vi tiêu dùng đó đã nhanh chóng tạo thành một thói quen, khiến cho việc sử dụng các phương thức thanh toán cà thẻ, quẹt ví… trở nên phổ biến hơn. Ở các chợ truyền thống, các tiểu thương cũng đã làm quen với cách thức nhận tiền, trả tiền này.
Vậy tương lai của xã hội không tiền mặt tại Việt Nam như thế nào? Đặc biệt là mobile money - tiền di động - gia nhập thị trường, và sự trỗi dậy lớn mạnh của các công ty công nghệ tài chính - Fintech, cùng sự tham gia hào hứng từ các ngân hàng, tạo nên một hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt vững chắc?
Liệu các chính sách của Nhà nước đã đầy đủ để thúc đẩy các mắt xích, các khâu trung gian lẫn trực tiếp trong hệ sinh thái này nhằm giảm bớt sự lưu thông của tiền mặt trong hệ thống thanh toán ở Việt Nam?
Đây sẽ là những vấn đề được thảo luận trong Hội thảo Xã hội không tiền mặt: Triển khai chính sách, hướng tới tương lai Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), cùng với sự đồng hành của các tổ chức tín dụng, fintech tại Việt Nam.
ÁNH HỒNG-LÊ THANH-NHƯ BÌNH-BÔNG MAI (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Trên cơ sở các nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp được Trung ương giao, Sở Dân tộc và Tôn giáo Gia Lai phối hợp cùng các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025).

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

(GLO)- Nhằm thực hiện chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025.