Tử vong sau khi tiêm 16 mũi botox làm đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bà Zoe Cheung Shuk-ling ở Hong Kong vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch sau khi tiêm 16 mũi botox vào mặt.


Theo SCMP, Zoe Cheung Shuk-ling, 52 tuổi, bất tỉnh tại Trung tâm Thẩm mỹ Grand ở Tsim Sha Tsui, hôm 11/11. Bà được chuyển đến Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth và chết vào hôm sau.

Bác sĩ Franklin Li Wang-pong, 86 tuổi, người trực tiếp làm thủ thuật thẩm mỹ cho bệnh nhân, đã bị bắt với cáo buộc vi phạm các quy định về việc sử dụng thuốc nguy hiểm. Cơ sở thẩm mỹ cũng không có sổ đăng ký số lượng thuốc theo quy định.

 Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP



Bác sĩ Li khai bệnh nhân Cheung đến cơ sở của ông để khám do bệnh hen suyễn. Ông thừa nhận đã tiêm botox cho bà này. Vì vậy, cảnh sát đang điều tra xem bà Cheung tử vong do hen suyễn hay vì tiêm botox.

 Năm 2003, ông Li cũng thực hiện thủ thuật hút mỡ cho bà Lam King-fong 70 tuổi và bà này tử vong trong ca phẫu thuật. Khi ấy bác sĩ Li đã bị đình chỉ hành nghề trong 5 tháng.

William Chui Chun-ming, Chủ tịch Hiệp hội Dược sĩ Bệnh viện, nhà sản xuất thuốc, cảnh báo các bác sĩ nên "cực kỳ thận trọng khi sử dụng độc tố thần kinh trên bệnh nhân hen suyễn", vì khi độc tố đi vào máu có thể gây ra vấn đề hô hấp. "Đây là cái chết do tiêm botox đầu tiên của thành phố. Chính phủ nên quy định điều chỉnh liều lượng đối với phương pháp botox", ông Chui nói.

Botox thực chất là độc tố botulinum, ban đầu được sử dụng cho mục đích y tế. Về sau chúng được dùng trong thủ thuật thẩm mỹ để chống nếp nhăn bằng cách làm tê liệt cơ bắp. Bác sĩ cảnh báo trong trường hợp tiêm quá liều hoặc tiêm sai vị trí, botox có thể gây bại liệt cơ hô hấp, dẫn đến khó thở hoặc thậm chí tử vong.

 

Thúy Quỳnh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.