Trường Tiểu học Ia Nhin: Quan tâm hỗ trợ học sinh khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật thể nhẹ được đến trường là việc làm ý nghĩa mà Trường Tiểu học Ia Nhin (xã Ia Nhin, huyện Chư Pah) đang nỗ lực thực hiện nhằm giúp trẻ khuyết tật được phát triển trong môi trường bình đẳng, xóa bỏ mặc cảm, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
Trường Tiểu học Ia Nhin là ngôi trường khá đặc biệt: mỗi lớp đều có 1-2 học sinh khuyết tật thể chất hoặc trí tuệ ở thể nhẹ. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ đắc lực của giáo viên chủ nhiệm và nhân viên nhà trường, các em đều được tạo điều kiện không chỉ trong học tập mà còn trong các sinh hoạt chung từ bể bơi đến thư viện. Cô Hoàng Thị Thu-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Hiện nay, nhà trường có khoảng hơn 20 học sinh khuyết tật đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Để thu hút được số học sinh này đến trường, hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa, nhà trường đã áp dụng nhiều cách làm hiệu quả dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo”.
 Một em học sinh khuyết tật (thứ 3 từ trái sang) được cô Lê Thị Quỳnh Ly hướng dẫn tận tình trong một buổi đọc sách ở thư viện. Ảnh: N.G
Một em học sinh khuyết tật (thứ 3 từ trái sang) được cô Lê Thị Quỳnh Ly hướng dẫn tận tình trong một buổi đọc sách ở thư viện. Ảnh: N.G
 
Bà Hồ Thị Thảo-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pah: “Chúng tôi luôn khuyến khích các trường tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật được hòa nhập vì đây là việc làm nhân văn; đồng thời xây dựng khung đánh giá chất lượng riêng cho học sinh khuyết tật. Trong đó, Trường Tiểu học Ia Nhin là điểm sáng trong công tác thu hút học sinh khuyết tật, nhiều lần được chọn làm điểm tổ chức Ngày hội truyền thông về quyền được giáo dục của người khuyết tật toàn ngành”.

Nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam hàng năm (18-4), Trường Tiểu học Ia Nhin đều tặng quà và tổ chức trò chơi cho học sinh khuyết tật thông qua “Ngày hội truyền thông về quyền được giáo dục của người khuyết tật”. Kinh phí tổ chức lên đến hàng chục triệu đồng, được Ban Giám hiệu nhà trường vận động, quyên góp. Ngày hội này có sự tham gia của học sinh toàn trường và phụ huynh với mục đích tuyên truyền về sự chia sẻ, cảm thông, không xa lánh, kỳ thị đối với học sinh khuyết tật. “Thông qua các trò chơi tương trợ lẫn nhau giữa một học sinh bình thường và một học sinh khuyết tật, chúng tôi giáo dục các em tinh thần giúp đỡ, gần gũi với các bạn kém may mắn hơn. Phụ huynh có con em bị khuyết tật qua đó cũng yên tâm cho con em hòa nhập”-cô Thu bày tỏ thêm.
Không dừng lại ở đó, những gương sáng về người khuyết tật cũng được các lớp và nhà trường sưu tầm, kể trước cờ hàng tuần cho học sinh nghe. Là người trực tiếp “truyền lửa” cho học sinh khuyết tật, cô Lê Thị Quỳnh Ly-nhân viên thư viện Trường Tiểu học Ia Nhin-nói: “Để giúp các em có thêm nghị lực trong cuộc sống, tôi thường chọn những câu chuyện truyền cảm hứng về những người khuyết tật như: cậu bé Bôm-con trai nghệ sĩ Quốc Tuấn, Lê Hương Giang-người dẫn chương trình bị khiếm thị của VTV, Nick Vujicic và nhiều người khuyết tật thành công, hạnh phúc khác. Ngoài ra, trong các giờ đọc, tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt để gieo vào lòng các em sự hứng thú, niềm vui và hạnh phúc thông qua các trang truyện cổ tích”.
Trên chặng đường giáo dục hòa nhập, không thể không nhắc đến những khó khăn, vất vả của giáo viên chủ nhiệm khi trong lớp có học sinh khuyết tật. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm không chỉ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải tâm huyết và kiên nhẫn giúp các em tiến bộ. Cô Bùi Thị Hà-một trong những giáo viên tích cực vận động, thu hút học sinh khuyết tật đến trường-bày tỏ: “Với trẻ khuyết tật, giáo viên phải có phương pháp để giúp các em hòa nhập, hạnh phúc với sự tiến bộ của mình. Chúng ta không thể ép một học sinh bị mất một chân chạy tốc độ, bắt học sinh khiếm thính nghe một bài hát, một học sinh bị khiếm thị cảm nhận vẻ đẹp của một bông hoa... Nói như vậy để khẳng định rằng chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa không quá quan trọng với học sinh khuyết tật, mà quan trọng là tạo cho các em một môi trường hòa nhập, vui chơi phù hợp với các bạn cùng trang lứa, khuyến khích, động viên để các em thấy mình có ích”.
Để hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh khuyết tật, Trường Tiểu học Ia Nhin đã lập ra một tổ tư vấn gồm: Ban Giám hiệu, nhân viên y tế trường học, thủ thư, nhân viên bảo vệ... để sẵn sàng chăm sóc, giúp các em ổn định tâm lý. Bằng những cách làm ấy, nhà trường còn thu hút được học sinh khuyết tật các xã lân cận đến trường. Đơn vị này cũng chú trọng tuyên truyền, động viên các gia đình làm hồ sơ để hưởng chế độ khuyết tật cho con em; vận động các gia đình phụ huynh đồng hành cùng nhà trường trong việc tạo môi trường hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null