Trường THPT Chi Lăng hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mô hình bán trú và nội trú, Trường THPT Chi Lăng (655 Trường Chinh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã khẳng định được vị thế chỉ sau 2 năm dạy và học.
Tháng 7-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra, thẩm định cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học, hồ sơ cán bộ, giáo viên tại Trường THPT Chi Lăng và cho phép tuyển sinh theo Công văn số 1103/SGDĐT-GDTrH. Ngay trong năm học đầu tiên, nhà trường đã tuyển sinh đủ chỉ tiêu được giao là 200 học sinh.
Với kinh nghiệm 10 năm giảng dạy tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (TP. Hồ Chí Minh), thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng (cựu học sinh chuyên hóa khóa 1995-1998 Trường THPT chuyên Hùng Vương) luôn mong muốn xây dựng một cơ sở giáo dục chất lượng cao cho học sinh tỉnh nhà.
Tâm huyết với quê nhà, thầy Khoa đã quyết định trở về Pleiku xây dựng Trường THPT Chi Lăng. Theo đó, 9 người là giáo viên và quản nhiệm đang công tác tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến được thầy Khoa mời về giảng dạy. Ngoài ra, nhiều giáo viên có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm trên địa bàn tỉnh cũng được mời về “truyền lửa” cho học sinh. Đến nay, toàn trường có 70 cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Với những nỗ lực không ngừng của thầy và trò, Trường THPT Chi Lăng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2019-2020. Kỳ thi THPT quốc gia 2019-2020, học sinh Trường THPT Chi Lăng đã đạt tổng điểm thi 3 môn thi đại học trung bình là 26,03; trung bình môn Toán học, Vật lý, Hóa học nằm trong tốp đầu của tỉnh. Riêng điểm trung bình đại học môn Toán đạt 8,73; môn Vật lý đạt 8,6. Nhiều học sinh của nhà trường đậu vào các trường tốp trên như: Đại học Y dược, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Luật-Đại học Quốc gia TP. HCM, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y…
Trường THPT Chi Lăng. Ảnh: Nguyễn Giang
Trường THPT Chi Lăng. Ảnh: Nguyễn Giang
Đặc biệt, nhiều học sinh giỏi được khuyến khích theo học ngành Sư phạm và cam kết đảm bảo việc làm ngay tại trường sau khi tốt nghiệp. “Chúng tôi mong muốn những em học sinh xuất sắc theo học ngành Sư phạm vì muốn tạo nguồn giáo viên kế cận và để các em có cơ hội góp phần xây dựng quê hương”-thầy Đỗ Bách Khoa nói thêm về cơ chế này.
Em Hoàng Quyết Thắng-sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cựu học sinh Trường THPT Chi Lăng-bày tỏ: “Trước đây, em chưa từng nghĩ mình sẽ chọn ngành Sư phạm. Tuy nhiên, sau khi được học tập tại Trường THPT Chi Lăng, em đã quyết định theo đuổi nghề dạy học. Em thấy mình may mắn khi được theo học những thầy-cô giáo rất tâm huyết, yêu nghề”.
Năm học 2020-2021, Trường THPT Chi Lăng nhanh chóng tuyển sinh đủ chỉ tiêu với 380 học sinh và loại gần 200 hồ sơ đầu vào. Tiếp nối những thành tích nổi bật trong năm học đầu tiên, Trường THPT Chi Lăng tiếp tục hướng tới mục tiêu giáo dục chất lượng cao, giáo dục mũi nhọn cùng với giáo dục nhân cách cho học sinh theo phương châm “Nên người-Tiến bộ-Thành đạt”.
Bên cạnh chú trọng chất lượng giảng dạy, Trường THPT Chi Lăng còn giúp học sinh phát triển kỹ năng sống, thể lực và năng khiếu. Nhờ đó, ngôi trường này đã gặt hái được rất nhiều thành tích tại các cuộc thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong năm 2020 như: giải nhì toàn đoàn khối THPT tại Giải Bơi học sinh phổ thông toàn tỉnh lần thứ II; giải ba toàn đoàn trong tổng số 50 trường THPT trên toàn tỉnh tham gia Hội thao giáo dục quốc phòng-an ninh; giải ba tại Giải Bóng chuyền truyền thống thanh niên TP. Pleiku lần thứ 27-2020.
NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.