Trường Cao đẳng Nghề số 21: Địa chỉ tin cậy của học viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Trường Cao đẳng Nghề số 21 (Binh đoàn 15) có nhiệm vụ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ và người lao động trên địa bàn đứng chân. Cùng với đó, nhà trường còn được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ tập huấn, đào tạo nghề cho cán bộ và người dân nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào khi có yêu cầu. Những năm qua, đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, là địa chỉ tin cậy của học viên.

Anh Nguyễn Văn Thắng (thôn 6, thị trấn Chư Prông) là một trong những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự đang học nghề tại Trường Cao đẳng Nghề số 21. Anh Thắng cho biết: “Khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi muốn tìm một nghề ổn định để chăm lo cuộc sống gia đình. Sau khi được cán bộ nhà trường tư vấn, tôi quyết định theo học nghề sửa chữa động cơ ô tô. Đây là nghề có cơ hội tìm kiếm việc làm cao. Sau một thời gian học tập, tôi có thể sửa chữa những hư hỏng của động cơ ô tô”.

Các học viên học chuyên ngành điện tử tại trường. Ảnh: V.H

Các học viên học chuyên ngành điện tử tại trường. Ảnh: V.H

Không chỉ anh Thắng mà hơn 14 ngàn học viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Nghề số 21 cũng rất tự tin với những gì được đào tạo. Bởi lẽ, nhà trường có đầy đủ mô hình, robot mô phỏng, máy móc, trang-thiết bị hiện đại để học viên thực hành. Những năm qua, để đào tạo nguồn nhân lực cho các đoàn kinh tế-quốc phòng, bộ đội xuất ngũ, thanh niên và người dân tộc thiểu số trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên, nhà trường đã đầu tư hệ thống máy móc, trang-thiết bị hiện đại, có ký túc xá cho học viên ở xa, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang.

Trung tá Nguyễn Xuân Hiển-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Hiện nay, nhà trường có 28 ngành nghề đào tạo từ sơ cấp đến cao đẳng và đào tạo thường xuyên. Hàng năm, đơn vị đào tạo hơn 10.000 học viên có kỹ năng tay nghề đáp ứng tốt yêu cầu thị trường lao động, được các doanh nghiệp đánh giá cao. Phần lớn học viên ra trường đều được giới thiệu việc làm hoặc tự mở cơ sở sản xuất tại gia đình”.

Để nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút học viên, hàng năm, Trường Cao đẳng Nghề số 21 phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, gia đình tư vấn, hướng nghiệp cho bộ đội xuất ngũ và người dân bằng các hình thức phong phú như: mời đại diện các doanh nghiệp đã nhận lao động qua đào tạo của đơn vị đến đánh giá và thanh niên xuất ngũ đã học nghề có công việc tốt đến tư vấn, hướng nghiệp…

Cùng với đó, triển khai nhiều chính sách ưu tiên cho bộ đội xuất ngũ học nghề như hỗ trợ mỗi học viên tiền ăn 30.000 đồng/ngày; tiền xe cho học viên đến nhập học nếu ở cách trường hơn 15 km; miễn phí toàn bộ tiền ở ký túc xá, đồng phục... và một số chính sách khác theo quy định. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, trong 2 năm (2022-2023), nhà trường được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo, tập huấn kỹ thuật về nông nghiệp cho các học viên của nước bạn Lào.

Trường Cao đẳng nghề 21 được trang bị máy móc hiện đại phục vụ đào tạo nghề. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trường Cao đẳng nghề 21 được trang bị máy móc hiện đại phục vụ đào tạo nghề. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trung tá Nguyễn Xuân Hiển thông tin thêm: Đối với nhiệm vụ hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật về nông nghiệp cho học viên của nước bạn Lào, chúng tôi đã cử những giáo viên giỏi, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; kỹ thuật nuôi một số loại gia súc, gia cầm và một số loại cá nước ngọt; kỹ thuật sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Kết quả kiểm tra kết thúc tập huấn, 100% học viên đạt khá, giỏi.

"Đặc biệt, thông qua lớp học, chúng tôi giới thiệu về lịch sử quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào; tổ chức cho các học viên tham quan một số địa danh lịch sử, văn hóa trên địa bàn TP. Pleiku, Nhà truyền thống Binh đoàn 15; giao lưu văn nghệ, thể thao. Qua đó, nhà trường giúp học viên hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, truyền thống, văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam, Binh đoàn 15 nói riêng”-Trung tá Nguyễn Xuân Hiển cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường


(GLO)- Bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập…là những món quà thiết thực mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân gửi trao đến nhà trường, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trước thềm năm học mới với ý nghĩa chung tay xây dựng xã hội học tập.

Trái tim của thầy giáo Sang

Trái tim của thầy giáo Sang

Tính đến tháng 8.2024, anh Trương Chấn Sang (28 tuổi, giáo viên tiếng Anh Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP.Dĩ An, Bình Dương) đã tặng được hơn 3.000 chiếc ba lô, 1.000 áo ấm, cùng 100 suất học bổng (khoảng 50 triệu đồng) cho các em học sinh khó khăn ở nhiều tỉnh thành, vùng miền.
Huyện Đoàn Ia Pa phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường và Trung thu sớm” cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (xã Ia Broăi). Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa huy động nguồn lực tiếp sức học sinh nghèo mùa tựu trường

(GLO)- Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, các ban, ngành, đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức đến trường. Mỗi suất học bổng, chiếc xe đạp, cặp sách…là động lực để những “mầm xanh” tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ con chữ.
Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.