Trường APC Gia Lai giao lưu "Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 19-10, trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương Gia Lai đã tổ chức chương trình giao lưu cùng nhà văn- nhà biên kịch Lê Chí Trung về chủ đề “Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam”. Tham dự buổi giao lưu có toàn thể thầy cô giáo và các em học sinh nhà trường.

Nhà văn- nhà biên kịch Lê Chí Trung là tác giả của nhiều vở diễn nổi tiếng trên sân khấu cả nước. Những tác phẩm của ông luôn ăn khách, ở cả sân khấu Nhà nước lẫn tư nhân, ở cả miền Nam và miền Bắc. Dịp này, nhà trường đã mời nhà văn- nhà biên kịch Lê Chí Trung về giao lưu cùng các em học sinh về chủ đề Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam”. Đây là một chủ đề ý nghĩa đối với các em học sinh ngày nay.

Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: Trần Dung

Tại buổi giao lưu, nhà văn- nhà biên kịch Lê Chí Trung đã trò chuyện, gợi mở cho các em học sinh về “Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam”. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là một kho tàng kiến thức vô cùng quý giá, xây đắp nên truyền thống quật cường, bất khuất, lòng yêu quê hương đất nuớc và lòng tự hào dân tộc. Việc tìm hiểu lịch sử dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm trước lịch sử để tỏ lòng biết ơn đối với công lao to lớn của tổ tiên, vừa là đòi hỏi của thời cuộc để mỗi người dân Việt Nam tự tin hội nhập cùng bạn bè quốc tế với một bản sắc dân tộc mạnh mẽ.

Học sinh phải học lịch sử Việt Nam bởi, mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay,... Đồng thời, hiểu được vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa…. Để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử, để khắc sâu, để nhớ lâu các sự kiện lịch sử người giáo viên lịch sử cũng cần quan tâm các môn học lân cận hỗ trợ cho bài học lịch sử; cùng với đó là những phương pháp dạy gợi mở, không quá khô khan, cứng nhắc.

Các em học sinh giao lưu về chủ đề Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam. Ảnh: Trần Dung
Các em học sinh giao lưu về chủ đề Tại sao chúng ta phải yêu lịch sử Việt Nam. Ảnh: Trần Dung

Buổi giao lưu là một trong những hoạt động ngoại khóa bổ ích của trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương Gia Lai; giúp học sinh có cách nhìn “nhẹ nhàng” hơn với môn học Lịch sử; tạo tâm lý thoải mái cho các em sau những giờ học căng thẳng.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gió lốc làm 11 nhà dân tại làng Beng, xã Ia Chiă bị tốc mái. Ảnh: địa phương cung cấp

Lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà dân

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Lựu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chiă (huyện Ia Grai) cho biết, sáng ngày 7-5, một trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn đã khiến 15 nhà dân và 1 nhà công vụ Trường THCS Lê Hồng Phong bị tốc mái, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 162 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.