Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh Gia Lai: Nhân giống thành công loài lan quý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau nhiều tháng nghiên cứu, ứng dụng quy trình ươm giống lan rừng hoàng nhạn tháng 8 theo phương pháp nuôi cấy mô, mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh Gia Lai đã nhân giống thành công loài lan quý hiếm này.
Ông Phạm Cường-Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh-cho biết: “Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã nghiên cứu nhân giống được nhiều giống lan như: kim tuyến, giả hạc, hoàng thảo kèn…, đặc biệt là giống lan rừng hoàng nhạn tháng 8. Đây là một trong những giống hoa lan quý đã cạn kiệt do khai thác quá mức”.
Theo đó, để nhân giống, Trung tâm mua hạt giống của một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đak Đoa về gieo hạt, sau đó chuyển sang phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong phòng lạnh. Sau nhiều tháng thử nghiệm và đưa ra trồng ở nhà lưới, cây sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện trồng và chăm sóc ngoài trời. Đặc điểm của giống lan này là lá ngắn, hoa có màu vàng tím và vàng trơn, mùi thơm bay xa, thường nở vào tháng 8.
Anh Sin Ly (bìa trái) và anh Yô Na lựa chọn cây con lan hoàng nhạn tháng 8. Ảnh: Nguyễn Diệp
Anh Sin Ly (bìa trái) và anh Yô Na lựa chọn cây con lan hoàng nhạn tháng 8. Ảnh: Nguyễn Diệp
Là một trong những người mê lan, anh Sin Ly (làng Dôr 1, xã Glar) cho biết: “Tôi chơi lan rừng được 7 năm nay và chủ yếu chuyên về dòng lan hoàng nhạn tháng 8. Những năm 2013 trở về trước, dòng lan này còn nhiều, giá chỉ 50-150 ngàn đồng/kg. Năm ngoái, tôi đã nhân giống được khoảng 300 cây lan hoàng nhạn tháng 8 nhưng đến giờ đã bán gần hết, chỉ còn vài chục cây để chơi”.
Theo anh Ly, một cây hoàng nhạn tháng 8 đẹp có giá tầm 10-15 triệu đồng. Đặc biệt, cây đột biến có giá rất cao. Hiện nay, nhiều người trong làng cũng trồng loài hoa lan này vì giá trị kinh tế cao.
Cùng niềm đam mê chơi lan, anh Yô Na (làng Groi Wêt, xã Glar) kể: “Vườn lan của gia đình tôi có hơn 100 cây hoàng nhạn tháng 8 và giả hạc. Trồng lan mang lại hiệu quả kinh tế khá nên tôi mới chuyên tâm theo đuổi. Vừa rồi, thấy Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh nhân giống lan này thành công nên tôi tìm đến mua về trồng, chăm sóc thêm trong vườn…”.
Trao đổi với P.V, ông Phạm Cường cho biết thêm: Vài tháng nay, Trung tâm đã cung cấp khoảng 5.000 cây lan hoàng nhạn tháng 8 cho những người yêu thích hoa lan và các nhà vườn. Hiện đã có trên 50.000 cây lan hoàng nhạn tháng 8 được Trung tâm chuyển từ phòng nuôi cấy mô ra nhà lưới. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung nhân rộng giống lan này cũng như các loại lan rừng khác, mở ra triển vọng trong lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quý và đáp ứng nhu cầu của người chơi lan.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.