Trung Quốc thừa nhận bắn vòi rồng tàu Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong cuộc họp báo chiều 8-5 tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong 5 ngày, tàu Việt Nam đã đâm vào tàu Trung Quốc 171 lần nhưng lại không cung cấp hình ảnh hoặc số tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan HD-981.

Vụ phó Vụ Biên giới và Hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương
Vụ phó Vụ Biên giới và Hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương

Vụ phó Vụ biên giới và hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Dị Tiên Lương, nói "rất sốc với những hành động cản trở của Việt Nam”. Theo lời ông này, từ ngày 3-5 đến 7-5, tàu của Việt Nam đã đâm vào tàu của Trung Quốc 171 lần, đồng thời ngang ngược đòi tàu Việt Nam phải rút khỏi khu vực gần nơi giàn khoan Trung Quốc đang cố gắng hoạt động.

Tuy nhiên, ông Dịch Tiên Lương không trả lời câu hỏi có thủy thủ Trung Quốc nào bị thương trong các vụ đâm tàu. Ngoài ra, ông này còn nói không thể cung cấp số tàu Trung Quốc đang hiện diện ở khu vực giàn khoan HD-981.

Vụ trưởng họ Dịch nói hải quân Trung Quốc không tham gia vào vụ việc này. Tuy nhiên, ông Gordon G. Chang (Chương Gia Đôn)-chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, châu Á và chống phổ biến vũ khí hạt nhân - đã chỉ rõ đây là lần đầu tiên Bắc Kinh công khai sử dụng tàu vỏ xám (tàu quân sự) để hỗ trợ chặt chẽ các tàu vỏ trắng (lực lượng Hải cảnh, Ngư chính, Hải giám) trên biển Đông.

Trả lời câu hỏi Trung Quốc có sử dụng vòi rồng công suất lớn phun nước gây hư hại tàu thuyền và làm bị thương thủy thủ Việt Nam hay không, ông Dịch Tiên Lương trả lời dùng vòi rồng là mức độ nhẹ nhất khi va chạm trên biển. Ông này còn thản nhiên nói đó là “sự kiềm chế tối đa” của Bắc Kinh.

 

2 tàu của Trung Quốc áp sát, 1 tàu phun vòi rồng, 1 tàu rượt đuổi húc vào mạn sườn tàu kiểm ngư Việt Nam.
2 tàu của Trung Quốc áp sát, 1 tàu phun vòi rồng, 1 tàu rượt đuổi húc vào mạn sườn tàu kiểm ngư Việt Nam.

Vị quan chức này lặp lại lập luận sai trái rằng các hoạt động khoan dầu của Trung Quốc là hợp pháp bởi vì họ đang ở trong “lãnh thổ của Trung Quốc”. Do đó, Trung Quốc không có lý do phải ngừng lại những gì đang thực hiện. Ông Dịch nói Bắc Kinh “sẵn sàng đàm phán” nhưng trước tiên Việt Nam phải rút tàu của mình ra khỏi khu vực gần giàn khoan.

Phản ứng của báo chí thế giới

Các cơ quan truyền thông lớn của quốc tế đồng loạt đưa tin về cuộc họp báo ngày 8-5 của Trung Quốc. Sau khi trích dẫn những phát biểu của quan chức Trung Quốc, nhiều tờ báo lớn tiếp tục có bình luận theo hướng Bắc Kinh là kẻ chủ động gây hấn.

Dưới đây là trích dịch một số tờ báo.

Báo The Guardia (Anh):

(...) Trung Quốc gần đây thường xuyên quấy nhiễu tàu cá và ngư dân của Việt Nam, Philippines trong vùng biển được cho là giàu dầu khí mà họ tự tuyên bố chủ quyền bất chấp việc bị nhiều chuyên gia luật quốc tế chỉ trích là thiếu cơ sở.

Nhưng việc Trung Quốc triển khai giàn khoan cùng đội tàu hộ tống, trong đó một số có trang bị vũ khí, là một trong những bước đi khiêu khích nhất trong chiến lược lấn chiếm dần biển Đông. Ông Bruce Jacobs-chuyên gia về an ninh châu Á tại Trường ĐH Monash (Úc), nói: "Quân đội Trung Quốc muốn được cấp ngân sách nhiều hơn để có nhiều "đồ chơi" và tăng cường khả năng kiểm soát. Trong khi đó, giới lãnh đạo muốn có sự hậu thuẫn của quân đội. Vì mối quan hệ hỗ tương này nên sẽ không có thúc đẩy hòa bình từ phía Trung Quốc".

(...) Sự hung hăng cua Trung Quốc, cùng với khả năng phát triển quân sự và kinh tế, khiến nhiều nước láng giềng nhỏ hơn phải cảnh giác cao độ dù họ biết rõ tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ với đối tác kinh tế hàng đầu này.

Báo The New York Times (Mỹ):

Khi Trung Quốc cho rằng dùng vòi rồng là một hình thức kiềm chế, tức là nước này nhấn mạnh thêm nữa lập trường "nói chuyện bằng sức mạnh" đối với các nước châu Á láng giềng.

(...) Ông Orville Schell-Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung thuộc Hội Châu Á tại New York, dự đoán sẽ không có đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Schell cho rằng Trung Quốc đã "tạo ra một môi trường mà trong đó rất khó để Trung Quốc giữ quan hệ hữu nghị với láng giềng".

Theo nld

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

(GLO)- Sáng 6-1, tại lễ chào cờ đầu năm 2025, Đại tá Phạm Hữu Trường-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã đọc thư chúc mừng năm mới của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh và trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc liên quan đến vụ án Phan Thị Thảo.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.