Trung Quốc mạnh cỡ nào nếu chiến tranh tổng lực với Ấn Độ?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Số lượng chiến đấu cơ đông đảo cùng năng lực tên lửa chiến lược vượt trội là hai loại vũ khí hàng đầu Trung Quốc có thể dùng để tung vào một cuộc chiến tranh tổng lực với Ấn Độ.

Quân đội Trung Quốc tuy đông đảo nhưng vẫn đang trong giai đoạn hiện đại hóa toàn diện.
Quân đội Trung Quốc tuy đông đảo nhưng vẫn đang trong giai đoạn hiện đại hóa toàn diện.


Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thành lập năm 1972, bao gồm lục quân, hải quân, không quân, pháo binh và cảnh sát vũ trang là lực lượng nòng cốt bảo vệ Trung Quốc.

Trung Quốc quy định công dân từ 18-49 tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Do số lượng người tình nguyện gia nhập PLA mỗi năm đều cao nên Bắc Kinh không bắt buộc mọi công dân phải nhập ngũ.

Mặc dù là lực lượng có quân số đông đảo nhất thế giới nhưng quân đội Trung Quốc chỉ mới đang trong quá trình hiện đại hóa, với ngân sách quốc phòng 152 tỷ USD.

Dưới đây là đánh giá của Global Fire Power về năng lực quân sự Trung Quốc.

Không quân


 

Trung Quốc giới thiệu chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 hồi đầu năm nay.
Trung Quốc giới thiệu chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 hồi đầu năm nay.



Không quân Trung Quốc (PLAAF) thành lập năm 1949 với 400.000 người, là lực lượng đông đảo nhất ở châu Á. PLAAF hiện vẫn đang trong giai đoạn loại bỏ các máy bay cũ từ thế kỷ trước để biên chế các chiến đấu cơ mới hiện đại và không chiến tốt hơn.

PLAAF có tổng cộng 2.955 máy bay, bao gồm 1.271 chiến đấu cơ, 782 máy bay vận tải và 912 trực thăng. Trung Quốc tự chế tạo các loại chiến đấu cơ nội địa như Shenyang J-11, J-31 và Chengdu J-10, J-20.

Nhưng các mẫu chiến đấu cơ hiện đại nhất của nước này đều mua từ Nga như Sukhoi Su-30MKK, Su-35. Trung Quốc cũng sở hữu phi đội ném bom chiến lược tầm xa Xian H-6K, H-8 và H-20. Đây là các máy bay ném bom Trung Quốc tự sản xuất dựa trên bản quyền thiết kế của Nga.

Giới chuyên gia đánh giá, Trung Quốc không chỉ có số lượng chiến đấu cơ gấp đôi Ấn Độ mà các phi đội máy bay này còn dễ dàng chiếm ưu thế ở khu vực biên giới phía tây với Ấn Độ nhờ các sân bay quân sự ở Tây Tạng, Tân Cương.

Nhưng các máy bay này cũng không thể tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ vì phạm vi hoạt động hiệu quả hạn chế. Các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc như J-20, J-31 đều là mẫu máy bay mới nhất mà Ấn Độ không có phiên bản đối trọng tương ứng.

Hải quân


 

Tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc.



Hải quân Trung Quốc (PLAN) là lực lượng yếu nhất bởi Bắc Kinh chỉ mới tập trung phát triển hải quân được hơn một thập kỷ qua.

Lực lượng tàu chiến Trung Quốc đông đảo với 714 tàu nhưng hầu hết đều đã lỗi thời. Bắc Kinh hiện chỉ có 5 tàu ngầm hạt nhân nhưng chỉ 4 tàu Type 094 lớp Jin, lượng giãn nước 11.000 tấn là đủ khả năng tung đòn tấn công hạt nhân.

Tàu sân bay Liêu Ninh nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, nếu chiến tranh với Ấn Độ nổ ra, khả năng tàu sân bay này trải qua hành trình dài đến Ấn Độ Dương là  điều bất khả thi.

Trung Quốc vẫn phải chờ đợi vào tàu sân bay nội địa hiện đại và các tàu khu trục lớn nhất châu Á Type 055.

Lục quân


 

Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm số binh sĩ thường trực xuống còn 1 triệu người.
Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm số binh sĩ thường trực xuống còn 1 triệu người.



Lục quân Trung Quốc hiện vẫn là lực lượng đông đảo nhất trên thế giới với 2,3 triệu quân chính quy. Bắc Kinh trong tương lai có kế hoạch cắt giảm con số này xuống 1 triệu người.

Quân đội Trung Quốc dày dạn kinh nghiệm chiến trường, từng trải qua nội chiến, Thế chiến 2, chiến tranh Triều Tiên và các cuộc chiến tranh biên giới.

Phương tiện chiến đấu của lục quân cũng hết sức đông đảo với 6.457 xe tăng chiến đấu chủ lực, đáng chú ý nhất là hơn 1.000 chiếc Type 99 hiện đại nhất.

Trung Quốc cũng sở hữu 4.788 xe chiến đấu bộ binh, 1.710 pháo tự hành, 6.246 lựu pháo và 1.770 ống phóng rocket.

Giống như trong chiến tranh biên giới Ấn Độ năm 1962, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không tận dụng ưu thế bộ binh trước quân đội Ấn Độ vì địa hình núi cao hiểm trở và các tuyến đường nối liền biên giới vẫn còn khá sơ sài.

Vũ khí hạt nhân


 

 Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A của Trung Quốc.


Theo thống kê của tổ chức kiểm soát vũ khí, Trung Quốc hiện có 270 vũ khí hạt nhân.

Loại tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc có tầm bắn tới 15.000 km, đạt tốc độ tối đa 30.000 km/giờ và mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.

Trung Quốc cũng vượt trội hơn Ấn Độ khi sở hữu các hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, ngăn các mối đe dọa tầm xa bay đến lãnh thổ Trung Quốc.

Các chuyên gia nhận định, đòn tấn công hạt nhân của Trung Quốc chắc chắn sẽ mạnh mẽ và gây thiệt hại nhiều hơn so với vũ khí hạt nhân Ấn Độ.

Cuối cùng, các tàu ngầm Trung Quốc cũng có thể phóng 90 quả tên lửa đạo đạo từ dưới mặt nước (SLBM), khiến Ấn Độ không kịp có thời gian để phản ứng.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.