Trồng thanh long ruột đỏ cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ 50 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm cách đây 10 năm, gia đình ông Nguyễn Văn Lợ (thôn 9, xã Yang Trung, huyện Kông Chro, Gia Lai) giờ đã nhân rộng lên trên 2.000 gốc, mỗi năm cho thu hơn 600 triệu đồng.
Nằm ngay bên tuyến đường Trường Sơn Đông, vườn thanh long của gia đình ông Lợ hiện đang trong thời kỳ thu hoạch. Vừa đẩy chiếc xe rùa chất đầy quả chín từ dưới vườn lên, ông Lợ vừa nói: “Tôi tranh thủ cắt sớm còn đóng thùng để thương lái đến cân”. Rồi ông chỉ tay về phía đống thanh long giới thiệu: Đây là giống thanh long ruột đỏ Long Đỉnh. Bình quân mỗi quả nặng 700 gram,  vị ngọt, mát nên được khách hàng rất ưa chuộng. Cứ tới mùa, thương lái lại tự tìm tới vườn để mua. Hiện nay, hơn 2.000 gốc thanh long cho sản lượng trên 60 tấn quả/năm, bán cho thương lái với giá bình quân 10.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi năm gia đình tôi thu về trên 600 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí còn lãi hơn 400 triệu đồng. Cũng theo ông Lợ, thanh long hiện là cây mang lại giá trị kinh tế cao, ổn định nhất so với các cây trồng khác trên địa bàn.
 Ông Nguyễn Văn Lợ bên vườn thanh long ruột đỏ của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Nguyễn Văn Lợ bên vườn thanh long ruột đỏ của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Lợ kể, năm 2008, trong lúc đang loay hoay tìm cây trồng mới để thay thế các loại cây kém hiệu quả thì ông được người nhà cho giống trồng 50 gốc thanh long ruột đỏ. Ông về phá bỏ mấy bụi măng Điền Trúc để lấy đất trồng thanh long. Những nhánh thanh long giống chỉ dài 30 cm nhưng sau 1 năm trồng, chăm sóc, cành, nhánh đã phủ kín trụ. Các nhánh mọc quá gần nhau được ông tỉa bớt để cây thông thoáng, đồng thời lấy đó làm giống ươm trồng tiếp. Với cách làm này, sau 10 năm, ông đã nhân rộng vườn thanh long lên hơn 2.000 gốc.
Theo ông Lợ, cây thanh long ruột đỏ dễ trồng nhưng khâu chăm sóc khá khó khăn, nhất là giai đoạn cây ra hoa, đậu quả. Giai đoạn này, cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả nên sức đề kháng yếu, dễ bị các loại nấm, sâu bệnh tấn công. Do đó, khi cây chuẩn bị ra nụ là phải phun các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh; khi cây trổ bông phải phun thêm thuốc đậu quả; giai đoạn quả gần chín cần phun tiếp thuốc dưỡng và bổ trợ cho cây các loại phân vi sinh với mức 300-500 gram/gốc. Ngoài ra, hàng năm, ông đều bón khoảng 100 tấn phân chuồng hoai mục và 500 kg phân NPK cho vườn thanh long, đồng thời đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cây vào mùa khô… Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong chăm sóc nên vườn thanh long 10 năm tuổi của gia đình ông Lợ  luôn  xanh tốt, cho quả đẹp, ngon. Ngoài thu nhập từ bán quả thanh long, hàng năm, ông Lợ còn ươm, cắt cành bán giống cho nhiều hộ dân trong xã và các nhà vườn ở Bình Định, Đak Lak...
Ông Đặng Thế Quyền-Chủ tịch UBND xã Yang Trung-cho biết: Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, gia đình ông Lợ đã trồng thành công cây thanh long ruột đỏ, đem lại thu nhập cao. Ngoài gia đình ông Lợ, trên địa bàn xã hiện có 4 hộ trồng thanh long ruột đỏ với số lượng 300-500 gốc/hộ để tạo thêm nguồn thu nhập. Thời gian tới, xã sẽ tuyên truyền, vận động các hộ trồng thanh long tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc vườn cây để tăng sản lượng cũng như đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao thu nhập.
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.