Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Canh tác chanh dây hữu cơ

Cách đây 3 năm, HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 triển khai trồng chanh dây hữu cơ trong nhà kính. Địa điểm triển khai mô hình tại xã Ia Kênh, TP. Pleiku.

Nói về ý tưởng trồng chanh dây trong nhà kính, chị Lê Thị Bảo Trâm-Giám đốc HTX-cho hay: “Thời gian trước, gia đình tôi trồng chanh dây theo phương pháp thông thường nhưng đầu ra không ổn định.

Vì vậy, sau khi tìm hiểu về nhu cầu thị trường, tôi cùng một số thành viên HTX quyết định đầu tư làm nhà kính để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

1vt.jpg
Chị Lê Thị Bảo Trâm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa) bên vườn chanh dây trong nhà kính. Ảnh: V.T

Để trồng 1 sào chanh dây trong nhà kính, chi phí đầu tư khoảng 250-400 triệu đồng. Tuy nhiên, HTX xác định chanh dây là cây trồng có giá trị kinh tế cao khi mặt hàng trái cây tươi đã xuất khẩu sang một số nước trên thế giới nên vẫn quyết tâm thực hiện.

“Phải mất gần 2 năm cải tạo đất, HTX mới bắt đầu đưa chanh dây vào trồng để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao. Trong quá trình triển khai, HTX cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Nhờ đó, năng suất vườn chanh dây được cải thiện qua từng năm.

Lợi ích của việc trồng chanh dây trong nhà kính là giúp kiểm soát, duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định cho sự sinh trưởng của cây, hạn chế sâu bệnh hại xâm nhập. Đồng thời, người trồng có thể dễ dàng theo dõi và xử lý vấn đề khi phát sinh, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt, khi trồng trong nhà kính, chanh dây cho thu hoạch quanh năm. Ngoài ra, thời gian khai thác cũng kéo dài gần 2 năm mới phải thay thế”-chị Trâm chia sẻ.

Còn bà Nguyễn Thị Thúy Vy (làng Thong Yố, xã Ia Kênh) thì cho biết: “Gia đình tôi tham gia HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 đã được 3 năm. Qua một thời gian trồng chanh dây trong nhà kính, tôi nhận thấy lợi ích mang lại rõ rệt.

Khu nhà kính được làm kỹ lưỡng, bài bản với hệ thống tưới nước nhỏ giọt nên giảm được nhiều chi phí nhân công. Tham gia HTX, ngoài việc nắm bắt kỹ thuật tốt, chúng tôi còn được chia sẻ thông tin về thị trường. Hiện tại, năng suất vườn cây cao hơn rất nhiều so với trồng theo cách truyền thống như trước đây”.

Mở hướng phát triển bền vững

2vt.jpg
Chanh dây trồng trong nhà kính sẽ hạn chế sâu bệnh hại, cho năng suất cao hơn nhiều so với cách canh tác thông thường. Ảnh: VT

Hiện nay, HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 có 7 thành viên tham gia trồng chanh dây trong nhà kính với diện tích hơn 1 ha.

Sau hơn 2 năm tiếp cận thị trường, sản phẩm chanh dây của HTX được bán cho một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh chuyên xuất khẩu trái cây, trong đó, mặt hàng chanh dây được xuất đi Hà Lan, Thụy Sĩ. Do đó, kiểm soát sản xuất nghiêm ngặt vừa là cách để giữ ổn định chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm chanh dây đứng vững trên thị trường.

Theo Giám đốc HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360, ngoài quy trình sản xuất được thực hiện nghiêm ngặt thì trước từng đợt thu hoạch, phía doanh nghiệp đều test sản phẩm kỹ lưỡng thông qua việc kiểm nghiệm 570 hoạt chất khác nhau. Nếu đạt được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp mới tiến hành nhập sản phẩm tại vườn.

Để có sản phẩm đạt chất lượng tốt theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu đòi hỏi quá trình sản xuất phải được giám sát khắt khe. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cũng mở ra cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu, tạo ra giá trị kinh tế cao hơn cho người nông dân.

Hiện nay, chanh dây của HTX có trọng lượng bình quân 12 quả/kg (theo tiêu chuẩn chanh xuất khẩu châu Âu), sản lượng khoảng 80 tấn/ha/năm. Song, qua tìm hiểu, HTX nhận thấy mô hình này vẫn có thể đạt năng suất cao hơn vì có một số nơi thu đến 200 tấn quả/ha/năm. Đây cũng là động lực để HTX tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật, áp dụng công nghệ trong sản xuất.

“Về định hướng lâu dài, HTX mong muốn mở rộng thêm diện tích để có đủ lượng hàng xuất khẩu trực tiếp. Vì nếu xuất khẩu được trực tiếp thì giá trị chắc chắn cao hơn rất nhiều”-chị Trâm cho hay.

"Mãn nhãn" vườn chanh dây trồng trong nhà kính. Clip: V.T

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).