Trẻ mồ côi trong đại dịch Covid-19 - Bài 3: Ngủ là mơ thấy nhà cháy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ám ảnh bởi những nỗi đau dằn xé tâm can, khi trong vòng một tháng mẹ mất do Covid-19, còn ba thì khóa trái cửa phòng rồi tự thiêu cháy. V.D.N (12 tuổi) hễ cứ ngủ là mơ thấy cháy nhà.
Đại dịch Covid-19 đã lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người. Trong số đó có những người cha, người mẹ, những người được coi là trụ cột gia đình.
Trong phút chốc cuộc sống của những đứa trẻ trở nên đảo lộn khi không còn chỗ dựa tinh thần. Trên khuôn mặt của bọn trẻ hiện rõ vẻ ngơ ngác như những con chim sẻ lạc đàn.
Cú sốc mồ côi
V.D.N (12 tuổi) vừa trải qua một cú sốc tinh thần rất lớn khi vào ngày 4/8 mẹ N. bị nhiễm Covid-19, buộc phải vào khu cách ly điều trị và đã không qua khỏi.
Cách sau một tháng ngày mẹ N. mất, ba em vì khủng hoảng tâm lí, một phút suy nghĩ bồng bột đã khóa hết cửa nhà, châm lửa tự thiêu mình trong phòng ngủ.
 
V.D.N (12 tuổi) vừa trải qua một cú sốc tinh thần rất lớn, em mất đi cả ba lẫn mẹ vì dịch Covid-19. Hiện tại N. cùng với anh trai đã dọn về sống chung cùng với chú thím, ảnh chụp sáng 16/9. Ảnh: Chinh Hoàng.
V.D.N (12 tuổi) vừa trải qua một cú sốc tinh thần rất lớn, em mất đi cả ba lẫn mẹ vì dịch Covid-19. Hiện tại N. cùng với anh trai đã dọn về sống chung cùng với chú thím, ảnh chụp sáng 16/9. Ảnh: Chinh Hoàng
Trò chuyện với phóng viên, thi thoảng N. nước mắt ngấn ngắn, ngấn dài, hai tay cứ đan chéo vào nhau kiểu rụt rè. Chốc chốc cậu bé lại đưa tay lên dụi vào mắt cố gắng kiềm chế cảm xúc.
N. cho biết kể từ ngày mẹ mất, tâm lý của ba luôn trong tình trạng bất ổn, ít nói hơn và có những động thái kỳ quặc. "Ba hay ngồi nói chuyện một mình ở trong phòng, thỉnh thoảng gọi tên mẹ kiểu như mớ sảng" - N. nghẹn giọng.
N. kể: "Ba mẹ em rất thương nhau, sống rất hạnh phúc. Chưa bao giờ ba mẹ to tiếng cãi nhau cả. Cơ thể em hay bị suy nhược ốm và lên sốt là chuyện thường xuyên. Những lúc như vậy mẹ thường thức xuyên đêm trông và lau người cho em.
Rồi những lúc đi học dù đã được ba cho tiền ăn quà vặt, mẹ vẫn lén cho thêm. Khi ba không đi trực đêm ở nhà ba cùng em chế mì ăn khuya, đó là tất cả những hồi ức đẹp em muốn quên đi nhưng không tài nào quên được".
Ngày ba N. nhốt mình trong phòng tự thiêu, may mắn thay khi trên gác là phòng của hai anh em không khóa cửa. Đồng thời phía sau căn phòng vẫn còn một lối thoát hiểm. Biết cháy, N. mở cửa phòng đi xuống nhưng ngọn lửa đã quá lớn, em không tìm được cách để tiếp cận ba. N. chạy ngược lên lại phòng hốt hoảng thét lên: "Cứu… cứu… cứu". May mắn thay, hai anh em đến lối thoát hiểm chạy ra khỏi nhà trước khi ngọn lửa bao trùm lên.
"Bất cứ làm việc gì, ngồi học bài, đi ngủ hay trong giấc mơ em đều thấy cháy nhà. Cảnh tưởng đó thật kinh khủng. Nó cứ đeo bám dai dẳng, là nỗi ám ảnh đáng sợ nhất em từng thấy" - N. xúc động.
Từ khi mất cả ba lẫn mẹ N. cùng với anh trai dọn về sống chung với chú thím, N. cho hay: "Rất nhớ nhà cũ, nhớ hình dáng của ba mẹ, nhớ nhiều về những ngày tháng gia đình chung sống rất hạnh phúc, hòa thuận".
Theo anh Võ Thịnh Hành (ngụ quận Tân Phú) chú ruột của N.: "May mắn cháu nó lanh lợi chạy nhanh lên gác rồi thoát ra ngoài bằng lối đi phụ, hô hoán gọi công an ứng cứu. Nếu không… ba cha con giờ này đã không còn. Giờ về đây sống với tôi có gì ăn đó, tôi sẽ cố gắng hết sức mình nuôi hai cháu ăn học đến nơi chốn".
Cuộc gọi điện chưa đầy 30 giây…
"Mẹ ơi, mẹ cố gắng ăn uống đầy đủ nhé, giữ gìn sức khỏe để về nhà với hai anh em con mẹ nhé, tích... tích…". Chưa dứt lời đầu giây bên kia đã cúp máy. Cuộc gọi như một lời độc thoại cá nhân chỉ một bên nói, một bên chỉ nghe tiếng thở dốc vì mệt. Nghẹn giọng không nói ra hơi.
Đó là lần bắt máy duy nhất vỏn vẹn chưa đến 30 giây của mẹ em Võ Hoàng Minh Khang (15 tuổi) đang học tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn quận Tân Phú.
Từ ngày mẹ bị phơi nhiễm, phải đến khu cách ly nằm điều trị, lo lắng cho tình hình bệnh tình sẽ chuyển biến nặng. Nhiều lần sau đó, Khang cố gọi vào số điện thoại của mẹ tuy nhiên đầu dây bên kia vẫn im lìm. Khang không ngờ rằng lần nói chuyện ngắn ngủi chưa đầy 30 giây đó vĩnh viễn không bao giờ gặp lại được mẹ nữa.
Gia đình Khang có đến 6 thành viên mắc Covid-19, đầu tiên là mẹ của Khang, đến ông nội (mất tại nhà), bà nội được đưa vào khu cách ly ở TP.Thủ Đức (đã khỏe).
 
Khang thắp hương cúng cơm trưa cho người mẹ quá cố qua đời vì dịch Covid-19, ảnh được chụp tại nhà Khang trưa 16/9. Ảnh: Chinh Hoàng.
Khang thắp hương cúng cơm trưa cho người mẹ quá cố qua đời vì dịch Covid-19, ảnh được chụp tại nhà Khang trưa 16/9. Ảnh: Chinh Hoàng
Hôm nhận tin mẹ mất cũng chính là hôm ba cha con nhà Khang nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
"Không bao giờ nghĩ rằng là mẹ không qua khỏi, em chưa hề tin vào điều đó. Cảm giác lúc đó đau khổ đến mức tuyệt vọng, bầu trời lúc này như sụp đổ.
Ba cha con khăn gói đi cách ly mặc nhiên trong vô thức như cái xác không hồn. Những ngày ở khu cách ly em chỉ biết im lặng, trầm mặc nhìn trời, nhìn mây và nghĩ rất nhiều về mẹ" - Khang chua xót. 
Khang tâm sự: "Những ngày còn mẹ, mỗi ngày chúng em đều được thưởng thức những món ngon mẹ nấu. Thích ăn cái gì chỉ cần nói mẹ liền đáp ứng chưa bao giờ nề hà.
Điều khiến em nhớ mãi về mẹ đó là sự hi sinh cao cả không phút do dự khi hay tin em bị sốt xuất huyết. Mẹ đã không ngần ngại bỏ dở luôn việc của công ty, chạy ngay về nhà đưa em vào viện cấp cứu. Lúc đó ba đi làm xa không về nhà được, một mình mẹ chăm em từ bênh viện cho đến khi về nhà. Để rồi hệ quả của sự hy sinh đó mẹ bị đuổi việc vì nghỉ ngang không xin phép". 
Anh trai của Khang, Minh Quân không may mắn khi bị thiểu năng trí tuệ, tai bị lãng không nghe được âm thanh, học đến lớp 12 buộc phải nghỉ vì không có khả năng thi tuyển để học tiếp. "Anh Quân biết mẹ mất nhưng không buồn, không khóc, vẫn hồn nhiên như mọi ngày, hiển nhiên mỗi tối anh vẫn thắp hương cho mẹ kèm theo lời chúc "mẹ ngủ ngon" - Khang xúc động.
Trước khi đại dịch ập đến, ba của Khang và Quân, anh Võ Hoàng Đấu (nhà trú tại số 38 đường D10, quận Tân Phú) cho biết, anh làm bảo vệ tại BigC Tô Hiến Thành (quận 10). Do tình hình dịch bệnh căng thẳng anh bị thôi hợp đồng, về nhà ai kêu gì làm đó.
Ngày mẹ của hai đứa trẻ có dấu hiệu trở bệnh nặng, để tránh sự lây lan anh dặn hai đứa ngồi yên trên gác, chỉ để một mình anh chăm sóc vợ. Khi phát hiện vợ anh dương tính với Covid-19 và được đưa cách ly, ba ruột của anh phát bệnh và mất trong hai ngày sau đó.
"Lần lượt các thành viên trong gia đình đều bị phơi nhiễm, cùng sự ra đi đường đột của ba. Lúc đó tôi quá bàng hoàng và sợ hãi. Tôi đã có triệu chứng nhức đầu, nóng và sốt tuyệt nhiên lại có quá nhiều thứ để lo. Ngay cả uống một viên thuốc hạ sốt tôi cũng không nhớ để uống. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi thấy ám ảnh đến kinh hoàng như vậy" - anh Đấu bộc bạch.
Nhằm chăm lo cho các em thiếu nhi có ba (hoặc mẹ mất) do dịch Covid-19, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, đồng thời tiếp thêm động lực giúp các em vượt lên khó khăn để nỗ lực học tập đạt thành tích cao trong năm học mới, Ban Thường vụ Quận Đoàn Tân Phú phối hợp Công ty Cổ phần REDFOXLABS tặng 15 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" (5.000.000đ/suất) cho các em, với tổng trị giá 75.000.000đ.
Bên cạnh đó, theo anh Hoàng Quốc Liêm, Bí thư Quận Đoàn Tân Phú, Ban Thường vụ Quận Đoàn còn vận động mạnh thường quân, đoàn viên, cán bộ công chức trẻ quận tặng 8 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" (5.000.000đ/suất) cho các em với 23 phần quà, tổng trị giá 44.600.000đ.
(Còn nữa)
Theo Chinh Hoàng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.