Trang bị kiến thức về khởi nghiệp cho học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Học sinh THPT sẽ được trang bị kiến thức về khởi nghiệp, hoạch định tương lai nghề nghiệp cho bản thân, phát huy tính năng động, đổi mới sáng tạo, khơi dậy niềm đam mê.

Ngày 25.12, thực hiện đề án của Chính phủ, kế hoạch của Bộ GD-ĐT, Báo Giáo dục và Thời đại xây dựng chương trình Chắp cánh ước mơ năm học 2023-2024 dành cho học sinh THPT tại TP.HCM nhằm đồng hành cùng các trường trong công tác định hướng nghề nghiệp và trang bị kiến thức khởi nghiệp, khơi gợi đam mê, tinh thần đổi mới sáng tạo của học sinh.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) tham quan trường ĐH để tìm hiểu về ngành nghề đào tạo. Ảnh: TÂM NGUYỄN

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) tham quan trường ĐH để tìm hiểu về ngành nghề đào tạo. Ảnh: TÂM NGUYỄN

Theo đó, chương trình Chắp cánh ước mơ hỗ trợ học sinh xác lập mục tiêu, hoạch định tương lai nghề nghiệp cho bản thân, phát huy tính năng động, đổi mới sáng tạo, khơi dậy niềm đam mê và phấn đấu trong quá trình học tập. Thông qua chương trình, học sinh có cơ hội tìm hiểu, khám phá về các ngành nghề, từ đó phát hiện, đưa ra những lựa chọn phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện kinh tế gia đình.

Đồng thời, chương trình cũng nâng cao kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh sớm chuẩn bị kiến thức, kỹ năng tham gia vào hành trình khởi nghiệp khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, chương trình còn cung cấp thông tin về dự báo nguồn nhân lực, tư vấn tâm lý và sức khỏe mùa thi cho học sinh…

Học sinh sẽ tham gia vào các chủ đề như: Tinh thần khởi nghiệp trong kỷ nguyên số; tìm hiểu và phát triển đam mê của bản thân; đánh thức giấc mơ của bạn; ứng xử thông minh với mạng xã hội; kỹ năng thích ứng và phòng tránh bạo lực tâm lý trên mạng; kỹ năng thích ứng và học tập hiệu quả ở môi trường đại học.

Tại lễ công bố, ông Trần Ngọc Huy, Phó phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay, hoạt động tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp cho học sinh ngay từ trên ghế nhà trường được Chính phủ, các cấp ban ngành quan tâm sâu sắc trong nhiều năm trở lại đây. Các hoạt động đó không chỉ được thể hiện cụ thể bằng các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước mà còn ở việc thành lập và hình thành nhiều quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

Cũng theo ông Ngọc Huy, dù công tác hướng nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên được quan tâm nhiều và "đậm nét" hơn trong nhiều năm trở lại đây cùng với các hoạt động tham vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh nhưng soi chiếu ở nhiều góc độ, các hoạt động trên vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Có thể bạn quan tâm

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

(GLO)- Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cả nước có đến 3 triệu trẻ em đang gặp phải ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần cần được quan tâm, chăm sóc. Thế nhưng phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý là một câu hỏi không dễ trả lời.

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

(GLO)- Chiều 10-4, Ban tuyển sinh Quân sự TP. Pleiku phối hợp với Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự vào các học viện, nhà trường trong quân đội năm 2025. Tham gia buổi tuyên truyền có hơn 500 học sinh khối 12 của Trường THPT Lê Lợi.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.