Trạm bơm 37 tỉ đồng bỏ hoang ở Bình Định hoạt động trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi Báo Thanh Niên phản ánh tình trạng Trạm bơm Mỹ Tài (Bình Định) bị bỏ hoang, hoạt động không hiệu quả, đến nay, công trình đã được sửa chữa, đưa vào vận hành, phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm héc ta đất nông nghiệp.

Ngày 20.5, ghi nhận của PV Thanh Niên tại xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) cho thấy Trạm bơm Mỹ Tài, công trình thủy lợi có tổng mức đầu tư hơn 37 tỉ đồng, đã được sửa chữa, đấu nối điện, chính thức vận hành trở lại sau thời gian dài "đắp chiếu".

Nhân viên vận hành Trạm bơm Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định)
Nhân viên vận hành Trạm bơm Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định)

Hiện hệ thống bơm hoạt động ổn định, nước được đẩy mạnh ra hàng trăm trụ lấy nước, người dân chỉ cần nối ống dẫn về ruộng. Nhiều hộ dân tỏ ra phấn khởi khi ruộng đồng "hồi sinh" nhờ dòng nước được khơi thông.

Nước đã về đến ruộng

Ông Nguyễn Hòa (75 tuổi, ở xã Mỹ Tài) chia sẻ: “Mấy năm qua, trạm bơm ngừng hoạt động, bà con trồng trọt rất vất vả. Nay nước đã về đến tận ruộng, nông dân chúng tôi mừng lắm. Có nước thì mới tính chuyện làm ăn lâu dài được”.

Ông Nguyễn Hòa ra thăm ruộng bí của mình
Ông Nguyễn Hòa ra thăm ruộng bí của mình

Cũng theo ông Hòa, hệ thống bơm tuy đã vận hành trở lại, nhưng cần được điều tiết khoa học để nước phân phối hợp lý, tránh lãng phí và bảo đảm hiệu quả tưới tiêu.

"Trước đây chỉ trồng 1 vụ/năm vì thiếu nước, nay có nước đều thì gia đình tôi trồng được 3 vụ hoa màu mỗi năm”, ông Hòa vui mừng nói.

Còn ông Trần Văn Nghĩa (49 tuổi) cho biết trước đây 5 sào đất của gia đình chỉ trồng mì vì không có nước. Nay có hệ thống bơm, ông đã mạnh dạn chuyển sang trồng đậu phụng, sau đó sẽ trồng mè. “Muốn duy trì lâu dài thì cần có cơ chế quản lý rõ ràng. Tôi đề xuất nên có đồng hồ nước để người dùng nhiều trả nhiều, tránh chuyện bất công”, ông Nghĩa đề xuất.

Nước được đẩy đến các trụ bơm gần ruộng người dân
Nước được đẩy đến các trụ bơm gần ruộng người dân

Theo thiết kế, Trạm bơm Mỹ Tài phục vụ tưới cho 350 ha đất nông nghiệp thuộc hai xã Mỹ Tài (261 ha) và Mỹ Chánh Tây (89 ha), góp phần giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mì sang đậu phụng, hành, kiệu, dưa hấu... với tần suất 3 vụ/năm.

Chính thức bàn giao cho đơn vị vận hành

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban Quản lý Dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định (chủ đầu tư dự án) cho biết, căn cứ kết luận cuộc họp ngày 14.5 của UBND tỉnh Bình Định, Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất bàn giao công trình hệ thống tưới tiết kiệm tại xã Mỹ Tài và Mỹ Chánh Tây cho Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Định tiếp nhận, quản lý và vận hành.

Trạm bơm Mỹ Tài sau khi được sửa chữa đã vận hành trở lại bình thường
Trạm bơm Mỹ Tài sau khi được sửa chữa đã vận hành trở lại bình thường

Theo ông Thi, việc bàn giao nhằm đảm bảo công trình hoạt động ổn định, phục vụ tưới tiêu kịp thời cho người dân.

UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu UBND H.Phù Mỹ sớm phê duyệt Đề án kế hoạch tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn; củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở để ký kết hợp đồng tưới với đơn vị vận hành, đồng thời quy hoạch vùng sản xuất để trạm bơm hoạt động có hiệu quả ngay từ đầu.

Ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch UBND H.Phù Mỹ, cho biết huyện đã giao UBND các xã Mỹ Tài, Mỹ Chánh Tây vận động người dân đăng ký vùng sản xuất; phối hợp Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi thống kê, xác định giá trị còn lại của các hạng mục để hoàn tất thủ tục bàn giao.

“Huyện cũng yêu cầu kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở, tổ thủy nông và thông qua Đại hội xã viên thường niên để thống nhất giá thu phí dịch vụ thủy nông nội đồng. Công việc này phải hoàn tất trước ngày 25.5 để kịp phục vụ sản xuất vụ mới”, ông Lịch nói.

Trước đó, như Báo Thanh Niên đã phản ánh, Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định), thuộc dự án Tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 và hoàn thành vào tháng 10.2020. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng đưa vào sử dụng, trạm bơm đã phải tạm ngưng hoạt động do vận hành không hiệu quả.

Công trình do Ban Quản lý Dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 37 tỉ đồng. Hệ thống bao gồm các hạng mục chính như: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ, lấy nước trực tiếp từ sông La Tinh.

Theo thiết kế, trạm bơm Mỹ Tài phục vụ tưới tiêu cho 350 ha đất nông nghiệp của hai xã Mỹ Tài (261 ha) và Mỹ Chánh Tây (89 ha), góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng năng suất canh tác tại địa phương.

Theo Hải Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).