Trả giá vì buôn bán "cái chết trắng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 18-1, Tòa án nhân dân tỉnh đã tuyên phạt các bị cáo: Phạm Bình Tiến (SN 2001) 19 năm tù, Lê Xuân Nguyên (SN 2002, cùng trú tại thị trấn Kbang) 17 năm tù, Lê Đỗ Ngọc Bích (SN 2001, trú tại tổ 9, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) 17 năm tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Đây là 3 đối tượng chuyên cung cấp ma túy tổng hợp cho các con nghiện trên địa bàn TP. Pleiku.
Theo cáo trạng, khoảng 14 giờ 30 phút ngày 22-7-2020, trinh sát Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy (Công an tỉnh) đã bắt quả tang Tiến và Nguyên cùng đi nhận ma túy tại Văn phòng hãng xe khách Việt Tân Phát (15 đường Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, TP. Pleiku). Tang vật là 2 gói ni lông bên trong chứa 100 viên nén là ma túy dạng thuốc lắc, 2 điện thoại di động và 1 xe máy. Các đối tượng khai đã mua ma túy từ TP. Hồ Chí Minh gửi về TP. Pleiku để bán lại kiếm lời.
Đến khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng Công an tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của 2 đối tượng tại số 90/74/11 đường Trường Chinh (tổ 9, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) thì phát hiện Bích đang có mặt trong phòng. Tại vị trí ngồi của Bích có 1 chiếc bàn, trên mặt bàn có 1 hộp màu đen bên trong có 93 viên nén là thuốc lắc, 3 gói ni lông bên trong chứa ma túy dạng khay cùng 1 cân điện tử và 1 khẩu súng tự chế. Ngoài ra, Nguyên còn tự nguyện giao nộp thêm 2 viên thuốc lắc khác trong phòng ngủ của mình. Tổng khối lượng ma túy thu của các đối tượng là hơn 81,1 gram dạng thuốc lắc và hơn 2,2 gram dạng khay.  
Các đối tượng phải lãnh án nặng vì buôn ma túy. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận: Tiến và Nguyên vốn là bạn quen biết từ nhỏ ở huyện Kbang. Năm 2018, Tiến lên TP. Pleiku làm thuê rồi quen biết, yêu đương với Bích. Đến giữa năm 2019, Nguyên từ huyện Kbang lên TP. Pleiku đi làm thuê cùng với Tiến.
Trong thời gian sinh sống ở TP. Pleiku, Tiến và Nguyên được bạn bè rủ đi bar chơi và đã sử dụng ma túy. Từ đó, Tiến nảy sinh ý định mua ma túy bán kiếm lời. Thông qua mối quan hệ ngoài xã hội có người tên Tí (không rõ địa chỉ) giới thiệu cho Tiến biết một người tên Phát (không rõ địa chỉ) ở TP. Hồ Chí Minh có bán ma túy nên Tiến đã mua ma túy của Phát rồi mang đi bán tại địa bàn TP. Pleiku.
Từ tháng 4-2020, 3 đối tượng thuê căn nhà ở số 90/74/11 Trường Chinh để ở cùng nhau và buôn ma túy. Khi mua được ma túy, Tiến mang về để trên cửa sổ nhà trọ, Nguyên và Bích đều biết. Khi có người hỏi mua ma túy thì Tiến và Nguyên lấy ma túy đem đi bán.
Một viên thuốc lắc, Tiến mua giá 200 ngàn đồng về bán lại với giá 300 ngàn đồng. Địa điểm các đối tượng thường bán là tại quán bar và một số khu vực: cầu số 3 (đường Phạm Văn Đồng), xã Trà Đa, đường Ngô Gia Khảm, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Tôn Thất Tùng.
Tiền thu được khi bán ma túy cả 3 đều dùng để trả tiền thuê nhà, ăn uống hàng ngày. Cơ quan Công an xác định, Nguyên bán ma túy cho khách theo yêu cầu của Tiến tổng cộng 5 lần đều cho 1 người ở quán bar nằm trên đường Hoàng Văn Thụ và dọc đường Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku. Sau khi bán ma túy, Nguyên nhận tiền về đưa cho Tiến.
Bích cùng với Tiến nhiều lần đi giao ma túy cho khách ở khu vực Trà Đa và cầu số 3. Thỉnh thoảng, bán được nhiều ma túy thì Tiến cho Nguyên 200-300 ngàn đồng, cho Bích 200-500 ngàn đồng, Bích bỏ tiết kiệm trong con heo đất cất giữ tại phòng ngủ của Tiến và Bích.
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null