TP.HCM: Em bé thông tim từ trong lòng mẹ đã chào đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bào thai được thông tim can thiệp ở trong bụng mẹ lúc 32 tuần 6 ngày, đến tuần thứ 37 được được mổ chủ động bắt ra và em bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Lúc 9 giờ 17 ngày 30.1, bé trai con của sản phụ L. (27 tuổi, ngụ ở Đà Nẵng) chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ trong tình trạng hồng hào và khỏe mạnh, cân nặng 2,9 kg. Đây là bé trai trong ca được thông tim can thiệp từ lúc còn bào thai tại Bệnh viện (BV) Từ Dũ, có sự phối hợp với BV Nhi đồng 1 thực hiện vào 26 ngày trước.

Ca can thiệp bào thai thành công và ca sinh thành công. Ảnh BVCC
Ca can thiệp bào thai thành công và ca sinh thành công. Ảnh BVCC

Theo bệnh sử, sản phụ L. lần đầu mang thai và được theo dõi thai kỳ tại Đà Nẵng. Sau đó, sản phụ được chuyển đến BV Từ Dũ vì phát hiện bào thai có bất thường nặng về tim, một dị tật bẩm sinh không có lỗ van động mạch phổi, thiểu sản thất phải. Trong quá trình theo dõi tại BV Từ Dũ, bất thường tim thai bắt đầu có dấu hiệu trở nặng, nguy cơ tử vong trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi được sinh ra.

Do đó, ngày 4.1, ê kíp sản - nhi hai bệnh viện trên đã thực hiện thông tim can thiệp trong bào thai bán khẩn nhằm cứu sống thai nhi 32 tuần 6 ngày.

Sau can thiệp thông tim bào thai, sản phụ được chăm sóc để có thể cố gắng kéo thai kỳ từ 38 - 39 tuần. Tuy nhiên, đến thời điểm 37 tuần thì sản phụ bắt đầu chuyển dạ. Ê kíp của BV Từ Dũ đã xét nghiệm dự đoán sinh, sau đó huy động tất cả các chuyên gia từ hai BV Từ Dũ và BV Nhi đồng 1 để quyết định mổ lấy thai ra vào sáng ngày 30.1.

Ngay sau khi được sinh ra, ê kíp các bác sĩ tim mạch và sơ sinh của BV Nhi đồng 1 đã siêu âm tim lại cho bé ngay tại phòng mổ của BV Từ Dũ. Hình ảnh siêu âm tim cho thấy máu từ thất phải lên động mạch phổi tốt, van động mạch phổi hẹp ở mức trung bình (thay vì hẹp khít nếu không can thiệp thông van giai đoạn bào thai), tồn tại ống thông động mạch. Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi kết luận không cần phải can thiệp gì thêm trong giai đoạn này.

"Ê kíp tham gia vào ca sinh mổ này có khoảng 15 y bác sĩ tham gia. Hiện sản phụ được chăm sóc tại BV Từ Dũ, em bé được chuyển về BV Nhi đồng 1 chăm sóc và theo dõi tình trạng tim mạch", bác sĩ Trần Ngọc Hải, Giám đốc BV Từ Dũ thông tin.

Giám đốc BV Từ Dũ chia sẻ thêm, lúc can thiệp thì bào thai nặng 2,3 kg, đến khi sinh ra em bé nặng 2,9 kg, điều này cho thấy sau quá trình can thiệp bào thai vẫn phát triển khỏe mạnh. Khi em bé vừa sinh ra đã khóc rất to và đã được da kề da với mẹ.

Còn lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM thì cho rằng, có thể khẳng định với kỹ thuật chuyên sâu về thông tim can thiệp cho bào thai do ê kíp chuyên gia về can thiệp bào thai và thông tim can thiệp trẻ em của BV Từ Dũ và BV Nhi đồng 1 thực hiện đã mở ra một hướng tiếp cận mới với nhiều hy vọng lạc quan trong việc mang lại niềm vui cho các bà mẹ và chất lượng cuộc sống tốt cho thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.