Hai bệnh viện hội chẩn khẩn, cứu được bào thai bị dị tật tim bẩm sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sản phụ mang thai lần đầu và được theo dõi thai định kỳ tại Đà Nẵng. Khi thai 32 tuần, bác sĩ phát hiện bất thường ở tim, không có lỗ van động mạch phổi

Tối 4-1, Sở Y tế TP HCM cho biết lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ vừa báo cáo về việc ekip bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ đã vừa can thiệp thành công cứu 2 mẹ con chị L. (28 tuổi, ngụ Đà Nẵng) vì thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.

Ekip bác sĩ 2 bệnh viện gồm Nhi Đồng 1 và Từ Dũ can thiệp ngay trong bụng mẹ cứu thai nhi mắc tim bẩm sinh

Ekip bác sĩ 2 bệnh viện gồm Nhi Đồng 1 và Từ Dũ can thiệp ngay trong bụng mẹ cứu thai nhi mắc tim bẩm sinh

Theo đó, chị L. mang thai lần đầu và được theo dõi thai định kỳ tại Đà Nẵng. Khi thai được 32 tuần, bác sĩ phát hiện thai nhi bất thường ở tim (không có lỗ van động mạch phổi, thiểu sản thất phải), sau đó, chị được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ.

Tại đây, trong quá trình theo dõi, tim thai bắt đầu có dấu hiệu trở nặng, nguy cơ tử vong trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi được sinh ra. Do đó, các bác sĩ đã hội chẩn liên viện khẩn cấp với Bệnh viện Nhi Đồng 1 vào hôm 3-1.

Các bác sĩ nhận định nếu không can thiệp bào thai để nong van động mạch phổi ngay thì có thể thai sẽ mất trong bụng mẹ; nếu giải quyết cho sinh ngay thì khả năng rất cao thai nhi sẽ mất ngay sau khi được sinh ra do non tháng kèm bệnh tim nặng.

Trước tình huống khó khăn trên, 2 bệnh viện thống nhất can thiệp trong bào thai bán khẩn nhằm cứu sống thai nhi còn trong bụng mẹ.

8 giờ sáng cùng ngày, ekip can thiệp của 2 bệnh viện bắt đầu can thiệp tim thai trong bào thai. Sau khi xuyên thành tử cung, kim 18G được đưa vào buồng thất phải của thai nhi, luồn Guidewire 0.014" vào thất phải, qua van động mạch phổi lên thân động mạch phổi của thai nhi. Các bác sĩ tiếp tục đưa Balloon Saphire 2.5 x 15 mm vào vị trí van động mạch phổi; bơm bóng với áp lực 14 bar x 2 lần. Sau can thiệp thông van tim cho bào thai, siêu âm kiểm tra thấy dòng chảy qua van động mạch phổi của thai nhi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim.

Hai ekip phẫu thuật của cả 2 bệnh viện đã đảm bảo độ chính xác ở mức tuyệt đối, không một sự cố nào xảy ra trong suốt quá trình can thiệp. Kết quả ca phẫu thuật thành công như mong đợi.

Hiện 2 mẹ con chị L. tiếp tục được các bác sĩ của 2 bệnh viện phối hợp theo dõi chặt chẽ giúp chị mẹ tròn con vuông.

Sở Y tế TP HCM gửi lời chúc mừng 2 mẹ con chị L. cùng ekip sản – nhi của 2 bệnh viện đã thực hiện thành công ca phẫu thuật khó. "Đây thực sự là một bước tiến mới về kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm các nước phát triển trong khu vực" – Sở Y tế nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.