Hy hữu: Cô gái cấy que tránh thai ở tay, không ngờ que đi vào tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cấy que tránh thai vào dưới da là phương pháp tránh thai hiệu quả và có tỷ lệ ngừa thai cao. Tuy nhiên, một vụ việc hy hữu mới đây đã xảy ra với một cô gái ở Úc. Que tránh thai được cấy ở vùng da dưới cánh tay bất ngờ đã di chuyển đến tim. Sự việc khiến các bác sĩ cũng sốc.

Cô Cloe Westerway, 22 tuổi, ở thành phố Melbourne (Úc) đã đến một phòng khám địa phương để cấy que tránh thai cách đây 2 năm. Cô gái trẻ không lo lắng gì về thủ thuật này và cảm thấy rất yên tâm, theo theo tờ The Sun (Anh).

Que tránh thai được cấy dưới cánh tay cô Cloe Westerway đã bất ngờ đi vào tim. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Que tránh thai được cấy dưới cánh tay cô Cloe Westerway đã bất ngờ đi vào tim. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Que tránh thai là một thanh nhỏ làm bằng nhựa dẻo, dài khoảng 4 cm. Khi cấy vào vùng da dưới cánh tay, que sẽ giải phóng hoóc môn progesterone vào máu để ngăn rụng trứng. Phương pháp này có thể giúp tránh thai hiệu quả trong 3 năm. Đây được xem là giải pháp hữu ích cho những người hay quên uống thuốc ngừa thai đều đặn hoặc không thể dùng thuốc có estrogen.

Người cấy que tránh thai ban đầu có thể gặp một số tác dụng phụ như kinh nguyệt không đều, trễ kinh hay vài vết bầm trên da cánh tay. Dù vậy, phương pháp tránh thai này được xem là an toàn.

"Ban đầu, tôi không gặp vấn đề gì. Nhưng sau đó, tôi bỗng dưng bị đau dây thần kinh dữ dội, ợ nóng, tim đập nhanh và nôn mửa", cô Westerway kể lại.

Khi kiểm tra lại que tránh thai dưới cánh tay thì cô Westerway không còn thấy nó ở đó. Vì vậy, cô nghĩ có thể các triệu chứng của mình có liên quan đến que tránh thai. Khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân khiến cô mắc bệnh. Do đó, cách an toàn là bác sĩ sẽ thử lấy que tránh thai ra ngoài. Tuy nhiên, khi bác sĩ kiểm tra vùng dưới cánh tay thì không thấy que tránh thai ở đâu.

Kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ phát hiện que tránh thai đã đi vào tâm thất phải, đến buồng tim trái của cô Westerway.

"Các bác sĩ đã bị sốc. Lúc ấy, họ không biết phải làm gì để lấy que tránh thai ra ngoài. Họ nói với tôi là chưa từng gặp tình huống này trước đây", cô Westerway kể lại.

Các bác sĩ đã lên kế hoạch để phẫu thuật hở để lấy que tránh thai ra khỏi tim cô Westerway. Cô phải nằm viện ít nhất 1 tuần và mất 6-8 tuần để hồi phục. Dù vậy, cô Westerway vẫn còn may mắn khi phát hiện sớm. Nếu kéo dài, cô rất có thể sẽ tử vong vì que tránh thai có thể gây tổn hại tim, theo The Sun.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.