Tổng tư lệnh quân đội bị bắn chết trong doanh trại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng tư lệnh quân đội Lesotho Khoantle Mots’omots’o và hai 2 sĩ quan cấp cao khác đã bị bắn chết tại một doanh trại quân đội hôm 5-9.

Hiện chưa rõ động cơ của vụ việc. Theo hãng tin Reuters, Đại tá Tanki Mothae, một quan chức quân sự cấp cao của quân đội Lesotho nói rằng hai sĩ quan thiệt mạng trong vụ này vốn đang bị điều tra liên quan tới cái chết của một chỉ huy quân sự khác của nước này hồi năm 2015.

 

Vương quốc Lesotho nhỏ bé thường xuyên phải đối mặt với những hỗn loạn chính trị kể từ âm mưu đảo chính năm 2014. Ảnh: Reuters
Vương quốc Lesotho nhỏ bé thường xuyên phải đối mặt với những hỗn loạn chính trị kể từ âm mưu đảo chính năm 2014. Ảnh: Reuters



Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma - đất nước hàng xóm duy nhất với Lesotho đã lên tiếng kêu gọi sự bình tĩnh, đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ với vụ việc này. Ông Zuma, vốn đang là chủ tịch của khối Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC)cho biết tổ chức này sẽ phái một sứ mệnh tới Lesotho vào ngày 7-9.

Thủ tướng Lesotho Thomas Thabane, người đã từng phải chạy khỏi nước này vào năm 2014 sau một âm mưu đảo chính chính trị, không cho biết chi tiết về vụ việc nói trên trong cuộc họp báo sau khi vụ việc xảy ra. Ông chỉ nói rằng vụ việc đang được điều tra.

Tuy nhiên, cả ông Mothae và Thủ tướng Thabane đều không xác nhận những thông tin đăng tải trên báo chí Nam Phi nói rằng hai sĩ quan nói trên bị bắn chết sau khi giết vị tổng tư lệnh Mots’omots’o.

Vợ của ông Thabane, bà Lipolelo Thabane, 58 tuổi đã bị bắn chết đêm 14-6, ngay trước lễ nhậm chức của chồng vào ngày 16-6. Vụ việc cùng từng làm dấy lên những lo ngại về một làn sóng bạo lực chính trị mới nổ ra ở vương quốc vùng núi châu Phi này.

Vương quốc Lesotho nhỏ bé thường xuyên phải đối mặt với những hỗn loạn chính trị kể từ âm mưu đảo chính năm 2014 nói trên và ba cuộc bỏ phiếu gần đây, trong đó gần nhất là vào tháng 6, đều không có được người chiến thắng với kết quả đa số rõ rệt. Đất nước này cũng phải trải không ít các cuộc đảo chính và bạo lực chính trị kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1966.

Đỗ Quyên (Reuters/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.