Tọa đàm kỷ niệm ngày thành lập Hội Người mù Việt Nam và Hội Người mù tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ngày 12-4, Hội Người mù tỉnh Gia Lai tổ chức tọa đàm kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hội Người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2024), 12 năm ngày thành lập Hội Người mù tỉnh Gia Lai (11/4/2012-11/4/2024).

Các đại biểu và khách mời tham dự tọa đàm. Ảnh Thanh Nhật

Các đại biểu và khách mời tham dự tọa đàm. Ảnh Thanh Nhật

Tham dự tọa đàm có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, một số cơ quan, ban, ngành liên quan của tỉnh; các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã hỗ trợ giúp đỡ Hội người mù và người mù trong những năm qua, cùng 50 đại biểu đại diện cho toàn thể hội viên hội Người mù của tỉnh…

Buổi tọa đàm đã ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Hội Người mù Việt Nam và Hội Người mù tỉnh. Theo đó, Hiệp hội Người mù thế giới (WBU) được thành lập từ năm 1984 trên cơ sở sát nhập 2 tổ chức: Hiệp hội vì Người mù Thế giới và Liên đoàn Những người tàn tật thị lực thế giới. Trải qua 10 nhiệm kỳ với 40 năm hoạt động, đến nay WBU có 190 quốc gia thành viên với 253 triệu người khiếm thị. WBU được chia thành 6 khu vực, trong đó có Hiệp hội Người mù khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thế giới đã có Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12). Theo thống kê, thế giới hiện có hơn 160 triệu người mù và kém mắt.

Quang cảnh tọa đàm kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hội Người mù Việt Nam và 12 năm ngày thành lập Hội Người mù tỉnh Gia Lai. Ảnh Thanh Nhật

Quang cảnh tọa đàm kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hội Người mù Việt Nam và 12 năm ngày thành lập Hội Người mù tỉnh Gia Lai. Ảnh Thanh Nhật

Hội người mù Việt Nam được thành lập ngày 17-4-1969. Năm 1987 nhà nước cho phép Hội Người mù Việt Nam được gia nhập WBU. Năm 1988, tại Đại hội lần 2 của WBU, Hội Người mù Việt Nam chính thức trở thành thành viên quốc gia của Hiệp hội Người mù thế giới và là thành viên của Hiệp hội Người mù khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đến nay qua 55 năm thành lập, Hội Người mù Việt Nam đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh, là mái nhà chung và chỗ dựa tin cậy của người mù cả nước. Trong những năm qua, tổ chức Hội đã tập hợp, đoàn kết, giúp người mù trong cả nước từng bước vươn lên, tự tin hòa nhịp với sự phát triển chung của xã hội, góp phần làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của cộng đồng đối với người mù nói riêng, người khuyết tật nói chung. Đến nay, cả nước có 72.714 hội viên hội người mù.

Tỉnh Gia Lai hiện có 976 người mù hai mắt thuộc đối tượng quan tâm chăm sóc giúp đỡ của Hội người mù tỉnh. Ảnh Thanh Nhật

Tỉnh Gia Lai hiện có 976 người mù hai mắt thuộc đối tượng quan tâm chăm sóc giúp đỡ của Hội người mù tỉnh. Ảnh Thanh Nhật

Tại Gia Lai, hiện toàn tỉnh có 976 người mù hai mắt thuộc đối tượng quan tâm chăm sóc giúp đỡ của Hội người mù tỉnh với tổng số 750 hội viên, số còn lại là trẻ em dưới 16 tuổi và người già lớn tuổi không đủ điều kiện để đăng ký kết nạp hội viên nhưng vẫn được quan tâm chăm sóc như hội viên. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 76%, phụ nữ mù chiếm tỷ lệ 40%, có đến 75% người không biết chữ. Người mù sống phân tán theo hộ gia đình, đời sống vật chất khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào người thân trong gia đình.

Ngày 14-12-2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1513/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hội người mù tỉnh. Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2012-2017 được tổ chức ngày 11-4-2012. Qua 12 năm hoạt động với phương châm “Phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội vì sự tiến bộ của người mù”, Hội đã tổ chức nhiều phong trào thi đua và hoạt động thiết thực, gắn với cuộc vận động “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên bình đẳng, hòa nhập cộng đồng” do Hội Người mù Việt Nam phát động…

Hội thường xuyên phối hợp với phòng Lao động-Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố để nắm bắt về thực trạng đời sống cũng như tâm tư nguyện vọng của người mù để từ đó có kế hoạch thực hiện các chế độ, chính sách chăm lo, giúp đỡ đời sống hàng năm cho người mù được kịp thời hơn. Đến nay, hầu hết người mù trong tỉnh đã được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.

Các học viên tại một lớp học chữ braille nổi dành cho người mù do Hội người mù tỉnh tổ chức tại TP. Pleiku tỉnh Gia Lai. Ảnh Thanh Nhật

Các học viên tại một lớp học chữ braille nổi dành cho người mù do Hội người mù tỉnh tổ chức tại TP. Pleiku tỉnh Gia Lai. Ảnh Thanh Nhật

Những năm gần đây, Hội người mù tỉnh đã tổ chức một số lớp học chữ braille nổi dành cho người mù, giúp họ tự tin hơn vào bản thân mình qua việc học tập và giao tiếp, xóa bỏ mọi mặc cảm tự ti trong cuộc sống. Hội hỗ trợ cho 10 hội viên vay vốn giải quyết việc làm với tổng số tiền hơn 260 triệu đồng để chăn nuôi bò và tái canh cây cà phê góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; hỗ trợ thường xuyên 10kg gạo/tháng cho hộ gia đình người mù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, luân phiên hàng năm từ năm 2014 đến nay đã được 11 hộ; trao tặng 158 chiếc điện thoại thông minh cho người mù thuộc diện hộ nghèo trong tỉnh, với tổng giá trị gần 400 triệu đồng. Đặc biệt, Hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng được 14 căn nhà và sửa chữa 2 căn nhà ở cho người mù thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh cuộc sống đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí gần 950 triệu đồng...

Với những thành quả nêu trên, Hội Người mù tỉnh đã vinh dự được Trung ương Hội Người mù Việt Nam và UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng hơn 30 Bằng khen cho tập thể và cá nhân.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan, ban, ngành mong muốn Hội Người mù tỉnh tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, có nhiều hoạt động giúp người mù trên con đường hoà nhập và phát triển cùng cộng đồng. Xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động. Thường xuyên khơi dậy cuộc vận động “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng”.

Đồng thời, phối hợp làm tốt công tác dạy nghề, gắn việc dạy nghề với giải quyết việc làm; phấn đấu các hội viên sau học nghề đều có việc làm ổn định. Đặc biệt, quan tâm hơn nữa đến đời sống của phụ nữ và trẻ em mù, tạo điều kiện để các chị em được học chữ, học nghề tạo việc làm, vay vốn tăng gia sản xuất, chăn nuôi, các em trong độ tuổi đều được học chữ nổi xóa mù, cùng các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới…

Hội Người mù tỉnh Gia Lai trao Bản tri ân cho đại diện các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã hỗ trợ giúp đỡ Hội người mù và người mù trong những năm qua. Ảnh Thanh Nhật

Hội Người mù tỉnh Gia Lai trao Bản tri ân cho đại diện các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã hỗ trợ giúp đỡ Hội người mù và người mù trong những năm qua. Ảnh Thanh Nhật

Dịp này, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Gia Lai Nguyễn Văn Hùng đã có lời phát biểu cảm ơn và trao Bản Tri ân đối với 13 đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã hỗ trợ giúp đỡ Hội người mù và người mù trong những năm qua và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ Hội người mù và người mù thời gian tới…

Có thể bạn quan tâm

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt.