Tỉnh ủy ban hành nghị quyết về công tác cán bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU thực hiện chương trình trọng tâm thứ nhất của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tỉnh đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa XI (nhiệm kỳ 2016-2021) làm việc với Tổ xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình trọng tâm thứ nhất vào tháng 3-2021. Ảnh: Phương Linh
Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa XI (nhiệm kỳ 2016-2021) làm việc với Tổ xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình trọng tâm thứ nhất vào tháng 3-2021. Ảnh: Phương Linh

Theo đó, đối tượng áp dụng theo Nghị quyết với cấp tỉnh là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp trưởng, phó phòng và tương đương trở lên thuộc cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp ủy, chính quyền tỉnh; cấp huyện là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp trưởng, phó phòng và tương đương trở lên thuộc các ban, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp huyện; cấp xã là cán bộ chuyên trách cấp xã.

Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2025 xây dựng 100% đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực quy định với cơ cấu hợp lý. Phấn đấu đến năm 2030, cấp tỉnh có từ 15% trở lên cán bộ lãnh đạo, quản lý dưới 40 tuổi, có từ 25% trở lên cán bộ lãnh đạo, quản lý ở những vị trí công việc thường xuyên có quan hệ quốc tế phải có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Cấp huyện có cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) làm cán bộ lãnh đạo chủ chốt hoặc ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện. Cấp xã có 100% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ đại học trở lên và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác. Đặc biệt, phải có cán bộ nữ cơ cấu trong ban thường vụ cấp ủy tỉnh, huyện và 60% trở lên ban thường vụ cấp ủy cấp xã của từng đảng bộ cấp huyện phải có cán bộ nữ cơ cấu trong ban thường vụ Đảng ủy. Phấn đấu tỷ lệ nữ cấp ủy viên cấp xã trở lên đạt từ 20% trở lên. Cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số phù hợp với cơ cấu dân cư của địa phương.

Nghị quyết xác định 4 nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả các mục tiêu nêu trên.

 

PHƯƠNG LINH
 

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.