Tình làng xóm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước đây, gia đình tôi ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Hàng xóm của tôi là nhà cô Dung-hộ gia đình người Jrai. Cô Dung sống cùng gia đình con trai và 3 đứa cháu.

Con trai cô vẫn thường khuyên mẹ bán nhà ở đây để về trong làng ở với bà con họ hàng cho gần. Nhưng cô thì lại nhất quyết không đồng ý. Cô nói với tôi: Cô già rồi, con trai ngày trước không được học hành đến nơi đến chốn. Cho nên bây giờ, cô cố gắng ở nơi gần thành phố để cho các cháu có thêm điều kiện học hành.

Vì bận công việc mà diện tích đất ở cũng chật nên mấy chị em hàng xóm nói cô Dung trồng rau sạch, chúng tôi sẽ “bao tiêu toàn bộ”. Chúng tôi cũng hướng dẫn cô về cách ủ đất, chọn phân. Không chỉ mua rau cho gia đình, chúng tôi còn rủ các chị em đồng nghiệp mua cùng, đôi lúc nhiều quá thì phải rao bán online giúp cô Dung. Vậy nên, cô Dung không còn cảnh cột từng bó gùi vào chợ, đi bộ hết nguyên buổi sáng.

Vì là rau sạch nên chúng tôi cũng thường xuyên gửi thêm tiền để cô dày công chăm sóc. Đàng nào thức ăn cũng phải mua, mình biết rõ nguồn gốc, tạo điều kiện cho nhau cũng là một cách giúp nhau, mà suy cho cùng là lợi ích cũng chia đều cho hai bên.

Nhớ hồi sốt đất, có người đến nhà cô mượn bìa đỏ để kiểm tra. Nghi ngờ, cô hỏi anh hàng xóm (làm việc ở cơ quan pháp luật), anh coi qua hồ sơ và hướng dẫn cô. Nhiều lần không được, họ đe nẹt, đòi kiện cáo, cô qua nhà hàng xóm kể lể. Sau này nhờ đến các cơ quan pháp luật cô mới biết, nếu lúc đó cô ký là đã bị lừa mất đất…

Vì chuyện đó mà cô Dung coi hàng xóm như người thân. Còn chúng tôi thì nghĩ, hàng xóm cảm thông, quan tâm bảo bọc nhau là điều đương nhiên…

Cách đây 3 năm, lúc dịch Covid-19 đang căng thẳng, các con nhỏ phải nghỉ học, nhưng bố mẹ vẫn phải đi làm. Nhà cô Dung trở thành điểm giữ trẻ, tụi nhỏ được cô coi sóc nên chúng tôi yên tâm hơn. Hàng xóm láng giềng, nhiều lúc dùng chung giếng nước, mắc hộ bóng điện.

Khi chuyển đến nơi khác sinh sống, tôi nhờ cô Dung trông nhà hộ. Cô cũng coi nhà tôi như nhà cô, gần gũi, thân thuộc. Căn nhà cũng có hơi người lui tới, ấm cúng. Nhiều khi bạn bè nói tôi sao dễ tin người, nhưng tôi luôn tin vào tình hàng xóm. Tôi tin vào sự thật thà, không tính toán của cô Dung.

Cha tôi vẫn thường dạy: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Vậy nên, sống ở đâu, anh chị em chúng tôi cũng có sự gắn kết xóm giềng, cùng giúp nhau làm ăn, tiến bộ.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.