Tin vui cho bệnh nhân ung thư vú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hôm 15-8, theo Reuters đưa tin, hãng dược AstraZeneca vừa thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đã xác nhận lợi ích của thuốc điều trị ung thư vú Enhertu (trastuzumab deruxtecan) trong việc cải thiện tỉ lệ sống sót đối với các bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn nặng.

Trong thử nghiệm DESTINY-Breast02 trên 600 bệnh nhân, thuốc do AstraZeneca phát triển với sự cộng tác của Daiichi Sankyo (Nhật Bản) đã được so sánh với một phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh nhân ung thư vú di căn HER2 dương tính. 

HER2 là một loại thụ thể trên màng tế bào góp phần vào sự phát triển và di căn của ung thư vú. Theo AstraZeneca, khoảng 1/5 bệnh nhân ung thư vú có HER2 dương tính.

Thuốc điều trị ung thư vú Enhertu đã cải thiện cả tỉ lệ sống sót tổng thể lẫn tỉ lệ sống không tiến triển của bệnh nhân ung thư. Tỉ lệ sống không tiến triển là thời gian bệnh nhân có thể sống mà bệnh không trở nên nặng hơn. Kết quả chi tiết của thử nghiệm DESTINY-Breast02 sẽ được trình bày trong một hội nghị khoa học sắp tới.

Thuốc điều trị ung thư vú Enhertu của AstraZeneca. Ảnh: Reuters
Thuốc điều trị ung thư vú Enhertu của AstraZeneca. Ảnh: Reuters

Theo Viện Ung thư Mỹ (NCI-thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ), vào ngày 5-8, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận dùng thuốc điều trị ung thư vú Enhertu cho các bệnh bệnh nhân ung thư vú HER2 dương tính nhưng nồng độ HER2 thấp, không thể phẫu trị để loại bỏ khối u hoặc khối u đã di căn. Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc trên sau khi đã hóa trị một lần trước đó hoặc ung thư tái phát trong vòng 6 tháng kể từ lúc hoàn thành hóa trị sau phẫu trị. Sự chấp thuận này dựa trên kết quả của một thử nghiệm lâm sàng khác mang tên DESTINY-Breast04.

Cũng theo thông tin trên Báo Vnexpress, bệnh ung thư vú gồm 4 giai đoạn chính và tùy mỗi giai đoạn mà tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ khác nhau. Tiên lượng này thường được xác định dựa trên tỷ lệ sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh.

Viện Nghiên cứu Ung thư Anh đã tiến hành thống kê tỷ lệ sống sót sau 5 năm của 210.338 phụ nữ mắc ung thư vú được chẩn đoán trong năm 2013-2017 và được theo dõi đến năm 2018 tại quốc gia này. Nhìn chung, khoảng 95% phụ nữ mắc ung thư vú ở Anh sống được hơn một năm, 85% sống được hơn 5 năm và 75% sống được hơn 10 năm sau khi chẩn đoán bệnh. Nếu xét về giai đoạn bệnh, khả năng sống của bệnh nhân ung thư vú có xu hướng giảm dần khi bệnh càng tiến triển.

Vì thế, ung thư vú di căn HER2 thấp vốn khó điều trị theo các phương pháp truyền thống, do đó phương pháp mới là một thành công lớn trong điều trị bệnh ung thư vú. 

THIÊN MINH (tổng hợp)
 

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.