Tin đồn thân cây có hình thù giống mặt người ở Chư Păh: Đừng để sự hiếu kỳ làm mờ lý trí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghe tin đồn trên thân cây si ở chợ xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) có hình thù giống khuôn mặt người, nhiều người dân địa phương và vùng lân cận do hiếu kỳ đã tập trung tại đây để thắp nhang, cầu nguyện, chụp hình... 

Trong khuôn viên chợ xã Nghĩa Hưng có một cây si khá lớn. Do sợ cây ngã đổ vào mùa mưa bão gây nguy hiểm cho tiểu thương và người dân trong chợ nên tháng 4-2023, Ban Quản lý chợ đã cho người cắt tỉa cành nhánh cây này. Đến ngày 20-8, Ban Quản lý chợ quyết định hạ tán cây si để đảm bảo an toàn mùa mưa bão sắp tới.

Sau khi hạ tán cây, một số tiểu thương trong chợ nhìn đoạn thân cây cách mặt đất khoảng 1,5 m có hình thù giống mặt người nên thông tin với nhau. Sau đó, tin đồn nhanh chóng lan truyền ra ngoài. Một bộ phận giáo dân theo đạo Công giáo cho rằng hình thù trên thân cây giống khuôn mặt Chúa Giê-su nên đã tập trung tại đây để cầu nguyện, dâng hoa.

Nhiều người dân hiếu kỳ đến gốc cây si ở chợ xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) để quay phim, chụp hình, cầu nguyện. Ảnh: R.H

Nhiều người dân hiếu kỳ đến gốc cây si ở chợ xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) để quay phim, chụp hình, cầu nguyện. Ảnh: R.H

Ông Hà Thanh Bình-Trưởng ban Quản lý chợ xã Nghĩa Hưng-cho biết: “Từ ngày 10-9 đến nay, lượng người từ nơi khác đổ về thắp nhang, đặt hoa và tụng kinh, cầu nguyện ngày càng nhiều. Thực ra nhìn vào cây, tôi cũng thấy bình thường, hình mặt người chỉ mờ mờ ảo ảo và do mọi người tưởng tượng ra. Tuy nhiên, tình trạng này đã ảnh hưởng đến việc buôn bán của các tiểu thương trong chợ. Trước tình hình trên, Ban Quản lý chợ đã cử người cùng với lực lượng Công an, dân quân xã hướng dẫn người ra vào chợ để đảm bảo an ninh trật tự”.

Nhiều mường tượng trên thân cây si có hình thù giống khuôn mặt người. Ảnh: R'Ô HOK

Nhiều mường tượng trên thân cây si có hình thù giống khuôn mặt người. Ảnh: R'Ô HOK

Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng-cho hay: Sau khi nắm bắt thông tin, UBND xã đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với Ban Quản lý chợ ổn định tình hình, giữ gìn an ninh trật tự trong khuôn viên chợ. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều người dân từ các vùng lân cận về dâng hoa, thắp nhang. Có thời điểm, lượng người dân tập trung tại đây lên đến 100 người.

Cũng theo ông Quang, việc tập trung đông người là do tính hiếu kỳ của người dân, không có sự kích động, gây rối. Tuy nhiên, nếu người dân tiếp tục đến cầu nguyện tại gốc cây thì sẽ phát sinh yếu tố phức tạp liên quan đến tôn giáo và ảnh hưởng tới hoạt động trong chợ. Vì vậy, Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo lực lượng Công an tiếp tục nắm tình hình. Đồng thời, phối hợp Mặt trận và đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân không đưa thông tin lên mạng xã hội Zalo, Facebook... Ủy ban nhân dân xã đã đề xuất UBND huyện cho di dời cây si ra khỏi khuôn viên chợ để tránh việc tụ tập đông người, gây ảnh hưởng việc buôn bán và an ninh trật tự tại đây.

“Việc trồng cây si tại chợ xã nhằm tạo bóng mát. Tuy nhiên, một bộ phận người dân đã đăng trên mạng xã hội khiến nhiều người hiếu kỳ kéo đến đây đặt hoa, cầu nguyện. Đây là hành vi mê tín dị đoan. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, muốn thờ tự thì đến nhà thờ, chùa chiền là nơi tôn nghiêm. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiến hành giăng dây, cấm người dân đặt hoa, thắp nhang tại gốc cây này”-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng thông tin thêm.

Người dân đổ xô xem cây si và mường tượng có hình giống khuôn mặt người. Thực hiện: LÊ NAM-R'Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.