Tiểu ra máu, dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiểu ra máu là tình trạng có máu trong nước tiểu. Nguyên nhân gây tiểu ra máu là nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Ngoài ra, viêm cầu thận cũng có thể gây ra hiện tượng trên.

Nguyên nhân gây viêm cầu thận thường là do vi khuẩn, tiểu đường, huyết áp cao hay một số bệnh tự miễn. Cầu thận có chức năng lọc máu và loại bỏ chất thải qua nước tiểu. Do đó, nó là bộ phận rất quan trọng của thận, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Viêm cầu thận là tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy thận
Viêm cầu thận là tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy thận

Nếu không điều trị, viêm cầu thận có thể gây suy thận, thậm chí phải ghép thận. Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của viêm cầu thận là tiểu ra máu. Máu sẽ hòa vào nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng hoặc nâu. Đôi khi, mức rò rỉ máu rất ít, không thể phát hiện bằng mắt thường mà chỉ có thể quan sát thấy dưới kính hiển vi.

Tuy nhiên, không phải lúc nào tiểu ra máu cũng là viêm cầu thận. Để người bệnh có thể nhận biết nguy cơ thì ngoài tiểu ra máu, viêm cầu thận còn xuất hiện thêm các triệu chứng sau:

Nước tiểu có bọt

Viêm cầu thận thường sẽ làm rò rỉ protein vào nước tiểu, khiến nước tiểu có bọt hoặc bong bóng.

Phù nề cơ thể

Viêm cầu thận sẽ làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến tích tụ nước trong cơ thể. Hệ quả của tình trạng này là sưng phù ở mặt, chân hay bụng.

Tăng huyết áp

Viêm cầu thận khiến cơ thể giữ muối và nước, hệ quả là làm tăng huyết áp. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Hypertension Research phát hiện khoảng 70% bệnh nhân bị viêm cầu thận gặp tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp bị đẩy lên quá cao có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận, khiến tổn thương thận thêm nghiêm trọng.

Cơ thể mệt mỏi, tiểu ít

Khi chức năng thận suy giảm, độc tố sẽ tích tụ trong máu, gây ra tình trạng mệt mỏi cực độ. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ gặp tình trạng tiểu ít. Nguyên nhân là do chức năng lọc của cầu thận bị suy giảm, dẫn đến giảm lượng nước tiểu đào thải.

Những triệu chứng trên của viêm cầu thận có thể xuất hiện một cách đột ngột hay âm thầm phát triển qua thời gian. Do đó, để bảo vệ thận, mọi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đối với nhóm có nguy cơ cao, theo Healthline.

Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.