4 loại thực phẩm cần tránh để thận hoạt động tốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Duy trì thận khỏe mạnh là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Những món chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đáng kể với thận. Bằng cách tránh một số món, chúng ta có thể giúp thận hoạt động hiệu quả hơn.

Thận là cơ quan có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó, chức năng chính của thận là lọc máu. Mỗi ngày, 2 quả thận sẽ lọc khoảng 150 - 200 lít máu, lọc ra các chất thải như urea, creatinine và độc tố qua nước tiểu. Ngoài ra, thận còn giúp cân bằng lượng nước, điện giải, điều hòa huyết áp, hoóc môn và nhiều chức năng khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ)

Ăn quá nhiều thịt chế biến có thể gây hại cho thận
Ăn quá nhiều thịt chế biến có thể gây hại cho thận

Để thận khỏe mạnh, mọi người cần hạn chế ăn những món sau:

Thịt chế biến

Các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội có hàm lượng natri và chất bảo quản cao. Những chất phụ gia này có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều natri vào cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp và tạo áp lực hoạt động cho thận.

Ngoài ra, các loại thịt chế biến này thường chứa nhiều chất béo có hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về thận. Giảm lượng thịt chế biến có thể giúp duy trì sức khỏe thận tốt hơn.

Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp, chẳng hạn như súp hay rau đóng hộp, thường được cho thêm muối, gia vị để tăng hương vị và bảo quản lâu hơn. Muối chứa nhiều natri. Nồng độ natri cao có thể gây tích nước và làm tăng huyết áp, tạo thêm áp lực hoạt động cho thận.

Để thận hoạt động tốt, mọi người nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này, đồng thời ưu tiên ăn thực phẩm tươi. Cách này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận.

Loại nước ngọt có màu sẫm

Nhiều loại nước ngọt có gas màu tối chứa hàm lượng cao phốt pho, một chất phụ gia có hại cho chức năng thận. Lượng phốt pho dư thừa trong thời gian dài có thể gây tổn thương thận và yếu xương.

Hơn nữa, những loại đồ uống này chứa nhiều đường, uống quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Tiểu đường lại là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh thận. Để bảo vệ thận, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chuyển sang nước lọc hay nước ép trái cây tự nhiên.

Loại trái cây sấy khô

Nhiều loại trái cây sấy khô như nho khô, mơ khô và mận khô là những thực phẩm có lượng kali cao và đường cô đặc. Nồng độ này có thể gây hại cho những người có vấn đề về thận. Nồng độ kali cao có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe. Loại thực phẩm này chỉ nên ăn ở mức ít và nên ưu tiên ăn trái cây tươi, theo Healthline.

Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.