Tiếp tục xây dựng, biểu dương các điển hình trong thực hiện “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 25-4, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đinh Yến

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đinh Yến

Dự hội nghị có ông Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Năm 2022, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân tỉnh Gia Lai thực hiện tích cực. Cuộc vận động đã làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai về lợi ích của hàng Việt. Các doanh nghiệp đã chủ động, sáng tạo, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành, chú trọng mẫu mã, quảng bá thương hiệu, từng bước tạo được lòng tin của người tiêu dùng.

Trong năm, Sở Công thương đã xác nhận cho thương nhân trên địa bàn tỉnh đăng ký thực hiện 20 chương trình khuyến mãi, tiếp nhận 10.185 thông báo thực hiện chương trình khuyến mãi trên địa bàn, xác nhận 5 đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Sở Khoa học và Công nghệ đã tư vấn, hướng dẫn cho 250 tổ chức, cá nhân về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã cụ thể hóa các giải pháp về quản lý Nhà nước trong việc phối hợp triển khai Cuộc vận động…

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm nhấn mạnh: Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của tỉnh về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Nhờ đó, người tiêu dùng đã luôn ưu tiên lựa chọn và sử dụng các mặt hàng Việt Nam với chất lượng đảm bảo, ổn định và giá cả hợp lý. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2023, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tiếp tục đẩy mạnh mỗi xã một sản phẩm OCOP; khuyến khích, động viên người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong huyện, tỉnh và trong nước. Tiếp tục xây dựng, nhân rộng biểu dương các điển hình trong thực hiện Cuộc Vận động để lan tỏa trong đời sống về ý nghĩa của việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.