Tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ (*)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: Tại lễ kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh do TP. Pleiku tổ chức, đồng chí CHÂU NGỌC TUẤN-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy có bài phát biểu quan trọng. Báo Gia Lai trích đăng bài phát biểu này.

Quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước bi hùng của cha ông chống thực dân Pháp xâm lược và cảnh lầm than, cực khổ của nhân dân, Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân vào ngày 5-6-1911 tại Bến Cảng Nhà Rồng.

Sau gần 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản và nhiều nước thuộc địa của chúng. Người đã sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở Chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Cũng từ đây mà hình thành nên tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh, trở thành một chiến sĩ cộng sản từ một nhà yêu nước chân chính.

Từ tháng 7-1923 đến tháng 10-1924, Người rời nước Pháp đi Liên Xô. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động trong phong trào Cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân, học tập tại Trường Đại học Phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản. Đồng thời, tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp… Nhằm chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 11-1924, Người rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc), tại đây Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6-1925), mở các lớp huấn luyện cán bộ, xuất bản báo Thanh Niên (năm 1925) và tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927) để truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin về trong nước và đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta ra đời đã chấm dứt được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1940, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ.

Sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại, năm 1941, Người về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm nên thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước đồng bào quốc dân và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”.

Ngay sau khi giành độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước tình thế vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng sáng suốt đề ra đường lối đúng đắn, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh, bảo vệ Đảng và giữ vững chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giành thắng lợi, đặt nền móng và không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

Ngày 2-9-1969, Bác đã đi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn tiếc thương cho toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập, noi theo. Tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử thế giới như là người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trong thế kỷ XX. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”. Năm 1990, tổ chức Giáo dục-Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Người danh hiệu: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới”. Công lao của Người với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho cách mạng Việt Nam và dẫn dắt dân tộc ta tiến đến tương lai tươi sáng.

Kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân thành phố Pleiku luôn tự hào vì có Đảng, có Bác Hồ vĩ đại, đem ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường chỉ lối và là động lực vô cùng quan trọng tiếp thêm nguồn sức lực và trí tuệ cho Đảng bộ và nhân dân thành phố cùng với nhân dân cả nước tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Suốt chặng đường lịch sử hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ thành phố Pleiku đã luôn trung thành với Đảng, với Bác Hồ, đã biến những giá trị tư tưởng của Người thành hiện thực sinh động trong sự phát triển chung của thành phố hôm nay. Trải qua 10 kỳ Đại hội, Đảng bộ thành phố luôn bám sát tư tưởng lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, sự quan tâm tạo điều kiện của các sở, ban, ngành của tỉnh, đã phát huy thế và lực của địa phương, khai thác sức mạnh nội lực kết hợp tranh thủ các nguồn ngoại lực; kêu gọi đầu tư, từng bước thực hiện có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa thành phố.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, thành phố tập trung đúng mức cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Đến nay, cán bộ chủ chốt thành phố là trưởng các ban, ngành có trình độ cao cấp chính trị đạt 95,6% và trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đạt 97,7%; cán bộ chủ chốt và cán bộ chuyên trách xã, phường có trình độ chính trị trung cấp trở lên đạt 87,2%, trình độ chuyên môn trung cấp trở lên đạt 78,2%...

Điểm lại quá trình thực hiện những tư tưởng, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta tiếp tục khẳng định một sự thật rằng: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt Đảng bộ và nhân dân thành phố Pleiku tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh chống lại những cái cũ, lạc hậu, từng bước sáng tạo, bồi đắp những nhân tố mới, tốt đẹp đang ngày càng nở rộ, đầy sức sống của một xã hội mới theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa cao đẹp của Người”.

Thực hiện di huấn của Người trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động mới, điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và toàn dân thành phố Pleiku tiếp tục ra sức phát huy tinh thần “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Tiếp tục giữ vững nguyên tắc và lập trường bất biến là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đồng thời linh hoạt, uyển chuyển với mục tiêu đưa thành phố Pleiku phát triển nhanh và bền vững trên mọi mặt, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành trở thành hiện thực sinh động trong cuộc sống hôm nay...


____________

(*) Đầu đề do Báo Gia Lai đặt

Có thể bạn quan tâm

Bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thực hiện ý nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thực hiện ý nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Gia Lai trân trọng giới thiệu bài viết “Thực hiện ý nguyện của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và sự kỳ vọng của Nhân dân" của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND (bìa phải) tặng quà cho gia đình bà Huỳnh Thị Bốn (tổ dân phố 7, thị trấn Phú Túc) là thân nhân liệt sĩ. Ảnh: Lê Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh thăm tặng quà gia đình chính sách ở Krông Pa

(GLO)- Sáng 24-7, Đoàn lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại huyện Krông Pa nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2024).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình ông Trần Quang Bảo (thôn Plei Ia Kơ Al, xã Ia Piar). Ảnh: Vũ Chi

Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Phú Thiện

(GLO)- Chiều 23-7, đoàn công tác do Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công với cách mạng tiêu biểu tại huyện Phú Thiện nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Chư Păh

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Chư Păh

(GLO)-Chiều 23-7, đoàn công tác do đồng chí Thái Thanh Bình-Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho 5 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại huyện Chư Păh nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).