Tiền chảy vào túi ai khi chênh lệch giá vàng quá cao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguồn cung vàng SJC thì thiếu trong khi nhu cầu mua của người dân lại cao. Điều đó là một trong những nguyên nhân đẩy chênh lệch giá vàng SJC quá cao so với giá vàng thế giới. Thậm chí, nhiều thời điểm, giá vàng SJC trong nước ngược chiều với biến động vàng thế giới. Có hay không việc thao túng giá đầu cơ trục lợi cho một số doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước?

Giá vàng biến động mạnh trong thời gian qua.
Giá vàng biến động mạnh trong thời gian qua.



Nguồn cung vàng SJC hạn hẹp

Nói về nguyên nhân chính khiến giá vàng chênh lệch cao, ông Nguyễn Thế Hưng – Phó Tổng giám đốc Công ty Vàng Việt Nam cho biết:  “Giá vàng chênh nhiều là do nguồn cung hạn hẹp của vàng SJC.

Từ năm 2013 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước không tổ chức đấu thầu vàng, nguồn cung hạn hẹp nhưng gần đây nhu cầu tích trữ của người dân có, khiến chênh lệch kéo giãn. Nếu chênh lệch được kéo hẹp lại thì có lợi hơn. Tôi dự đoán chính sách của Ngân hàng Nhà nước từ nay đến cuối năm sẽ không có thêm phiên đấu thầu mua vàng mới nào.

Dù nhu cầu là có nhưng chưa đủ cao và đủ đột biến để Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên đấu thầu. Thống đốc đã trả lời rõ ràng là Ngân hàng Nhà nước có đủ công cụ cần thiết để điều hành thị trường khi có nhu cầu đột biến.

Theo thông tin tôi biết, mỗi khi giá vàng lên cao thì xu hướng người dân lại bán ra nhiều hơn là mua vào”.

Tại Việt Nam, vàng tính theo giá Việt Nam đồng, vì vậy, cần nhìn vào tỷ giá USD/VND. Tỷ giá tăng hơn 2,7% và đó là yếu tố khiến giá vàng Việt Nam tăng cao chứ không chỉ là yếu tố cung cầu.

 

 Ông Nguyễn Minh Tuấn – CEO của AFA Capital và Founder của TOPI cho rằng tỷ giá đô - đồng là yếu tố đẩy giá vàng tăng cao trong thời gian qua chứ không chỉ là do yếu tố cung - cầu.
Ông Nguyễn Minh Tuấn – CEO của AFA Capital và Founder của TOPI cho rằng tỷ giá đô - đồng là yếu tố đẩy giá vàng tăng cao trong thời gian qua chứ không chỉ là do yếu tố cung - cầu.


Ông Nguyễn Minh Tuấn-CEO của AFA Capital và Founder của TOPI cho biết: “Khi nói về chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước so với giá vàng thế giới quy đổi thì cần nhìn cả chiều mua vào và chiều bán ra.

Hiện chênh lệch có thu hẹp, khá sát nhau. Tôi đánh giá thị trường vận động vẫn hiệu quả. Khi nhập khẩu vàng về, Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng dự trữ ngoại hối.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã phải bán ngoại tệ ra thị trường để ổn định tỷ giá USD/VND. Nếu giờ lấy dự trữ ngoại hối ra để nhập vàng phục vụ cho mục đích mua vàng tích trữ của người dân, quan điểm tôi là sẽ không thuận lợi về mặt vĩ mô”.

“10 năm qua SJC không được dập 1 miếng vàng nào từ nguyên liệu”

Bà Lê Thúy Hằng - Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) cho biết, “giá vàng được tính toán trên cơ sở tham chiếu giá thế giới và cung - cầu thị trường trong nước.

Vấn đề chênh lệch giá vàng thì công ty SJC hoàn toàn không có lợi. Trong 10 năm qua, SJC không được dập một miếng vàng nào từ nguyên liệu.

Từ khi giao thương hiệu vàng, SJC mất hoàn toàn các lợi thế về kinh doanh và khi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng được ban hành, lợi nhuận ròng của SJC giảm, từ hơn 300 tỉ đồng đến gần 400 tỉ mỗi năm tới giờ chỉ đạt 74 - 80 tỉ đồng lãi ròng".

 

Bà Lê Thúy Hằng - Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) cho rằng, giá vàng là do cung cầu của thị trường quyết định.
Bà Lê Thúy Hằng - Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) cho rằng, giá vàng là do cung cầu của thị trường quyết định.


“Công ty SJC là doanh nghiệp nhà nước, không được phép đầu cơ, luôn duy trì trạng thái cân đối mỗi ngày.

Hoạt động đầu cơ, không tuân thủ nguyên tắc cân đối vàng là vi phạm quy định hoạt động kinh doanh của công ty bởi vì nếu đầu cơ, không cân đối mua bán mỗi ngày có thể dẫn đến làm mất vốn của Nhà nước.

Còn về làm giá, trên thị trường không có đơn vị nào có thể tự làm giá và Công ty SJC cũng vậy.

Giá là do cung cầu của thị trường quyết định. Mỗi năm chúng tôi quyết tâm hoàn thành kế hoạch được giao để đủ quỹ lương cho người lao động”, bà Hằng nói.

Chênh lệch giá vàng cao, tiền vào túi ai?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cũng như chênh lệch giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác là phù hợp. Sự chênh lệch là do chênh lệch giá nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung hạn chế.

Từ 2014 đến nay, NHNN không đưa thêm vàng ra thị trường, nên vàng miếng SJC trong lưu thông thậm chí còn được chuyển hóa sang vàng nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Các loại vàng trang sức mỹ nghệ này còn được đem xuất khẩu.

 

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết:
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: "Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cũng như chênh lệch giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác là phù hợp".


Ngoài ra, do nguồn cung bị giảm, giá vàng thế giới tăng cao, các doanh nghiệp phải phòng thủ, dự trữ vàng do không biết giá vàng thế giới biến động như nào. Việc mua nguyên liệu giá cao thì sẽ phải bán cao hơn.

“Đối với câu hỏi chênh lệch giá SJC và ngoài SJC vào túi ai? Nhiều doanh nghiệp vàng đã khẳng định, chênh lệch giá vàng không rơi vào doanh nghiệp nào. Nếu người dân lựa chọn SJC thì mua giá cao hơn và khi bán sẽ bán giá cao hơn.

Ngoài ra, không một doanh nghiệp nào có thể thao túng vàng SJC để có thể chênh lệch lên đến mấy triệu như vậy”, Thống đốc nói trong một cuộc họp hồi cuối tháng 7 vừa qua.


https://laodong.vn/tien-te-dau-tu/tien-chay-vao-tui-ai-khi-chenh-lech-gia-vang-qua-cao-1081873.ldo

Theo Lan Hương (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

(GLO)- Sáng 9-1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) Chi nhánh Gia Lai khai trương hoạt động ngân hàng tự động (Smartbank) Đak Đoa tại số 289 Nguyễn Huệ (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).