Tiêm chưa?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bây giờ, bạn bè, người quen gặp nhau chẳng còn câu thăm hỏi “khỏe không?” hoặc “cà phê, ăn sáng chưa?”, thay vào đó là “tiêm chưa?”.
Chuyện được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trở thành một đề tài hot trong trò chuyện, tranh luận giữa nhiều người. Chỉ mới đây thôi, tiêm loại vắc xin gì cũng là mối bận tâm. Do ảnh hưởng từ những thông tin nhiễu loạn nên không ít người đâm ra sợ một loại vắc xin nào đó, rồi lưỡng lự, chần chừ... Chính tôi, người viết bài này cũng đã từng lung lay trước những thông tin không chính xác. Thế mà cũng rất nhanh, mọi sự đã thay đổi 180 độ, tôi đã tiêm vắc xin và cảm thấy sức khỏe bình thường, lại an tâm và vui vẻ hơn. Tôi biết một người bạn lúc đầu đã kiên quyết nói không với vắc xin Vero Cell nhưng cũng chính anh mới tiêm vắc xin này xong. Tôi đùa cợt về cái sự kiên quyết của anh ta trước đây thì nhận được cái cười giả lả: “Tổ chức WHO đã xác nhận hiệu quả của vắc xin này rồi. Ngành Y tế cũng đã khuyến cáo vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất. Vậy thì không có gì phải lo lắng nữa. Tiêm thôi!”.
Có một số người luôn cho rằng bất cứ thứ gì của Hoa Kỳ và phương Tây đều là số 1. Vì thế mà có người vẫn tìm cách, thậm chí nhờ vả để được tiêm vắc xin Pfizer, Moderna hoặc chí ít cũng phải AstraZeneca. Tôi nói thêm cho ông bạn nghe về khả năng không gây phản ứng phụ sau khi tiêm, nhất là đối với người lớn tuổi của Vero Cell so với các loại khác đã làm anh ta có vẻ yên tâm hơn nhiều. Dù sao đi nữa thì việc tiêm đủ 2 mũi với bất kỳ loại vắc xin nào cũng chưa đủ để bảo vệ tuyệt đối cho mọi người trước con vi rút quái ác SARS-CoV-2 này. Nhưng có một điều chắc chắn là khi được tiêm đủ 2 mũi thì kháng thể được hình thành trong cơ thể là hoàn toàn đủ khả năng chống chọi, nếu không may bị nhiễm thì cũng giảm được khả năng biến chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong. 
Sự chủ quan bắt đầu hình thành ở những người đã có chứng nhận tiêm 2 mũi vắc xin đang là mối nguy cơ hiện hữu lây lan dịch bệnh. Vì vậy, việc tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo 5K + vắc xin và hơn hết là ý thức phòng-chống dịch bệnh của từng người mới chính là yếu tố quyết định rất quan trọng cho việc sớm đẩy lùi dịch bệnh. Mong lắm thay!
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.