Thưởng tết cho giảng viên: Tùy thuộc chính sách đãi ngộ của trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều trường ĐH đã công bố mức thưởng tết cho cán bộ, giảng viên. Thưởng tết nhiều hay ít tùy thuộc vào doanh thu và chế độ đãi ngộ của mỗi trường.

TRƯỜNG ĐH NGÀN TỈ THƯỞNG TẾT RA SAO?

Năm 2023, nhiều trường ĐH có doanh thu ngàn tỉ như Trường ĐH Văn Lang (1.758 tỉ đồng), ĐH Kinh tế TP.HCM (1.443 tỉ), Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (1.162,4 tỉ), Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (1.145 tỉ)… Hiện đa số các trường này đã công bố mức thưởng tết cho cán bộ, giảng viên (GV).

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2024 cho cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cao nhất từ trước tới nay. Ảnh: NHẬT THỊNH

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2024 cho cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cao nhất từ trước tới nay. Ảnh: NHẬT THỊNH

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết trường thực hiện thưởng tết theo quy chế chi tiêu nội bộ, theo đó, mỗi cán bộ, GV, nhân viên sẽ được nhận mức thưởng tương đương 1 tháng lương.

Như vậy, tiền thưởng tết của cán bộ, GV cao hay thấp phụ thuộc vào mức lương mà GV đang nhận. Mức lương thì phụ thuộc vào học hàm, học vị, chức vụ, thâm niên công tác…

Được biết, hiện nay Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có tổng số 2.096 cán bộ GV. Với số lượng này, tổng số tiền thưởng tết ước tính hàng chục tỉ đồng.

Ông Quốc Anh chia sẻ: "Đối với một trường ĐH, đội ngũ giảng viên là quan trọng nhất, mang lại giá trị cho sinh viên. Thưởng tết chỉ là một trong 2 đợt thưởng mỗi năm học đối với GV, nằm trong chính sách đãi ngộ của trường. Ngoài ra, trường còn có thưởng vào đợt tổng kết năm học hằng năm. Mỗi cán bộ GV sẽ nhận từ 1 - 1,5 tháng lương tùy thuộc vào đóng góp và kết quả hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, trường còn tổ chức chuyến du lịch vào mỗi dịp hè, tặng quà vào mỗi dịp lễ… để cán bộ GV có thêm động lực".

Trong khi đó, năm 2024 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành duy trì mức thưởng tết tất cả cán bộ, GV, nhân viên như nhau, không phân biệt vị trí công việc. Theo đó, mỗi người sẽ nhận thưởng ở mức 1,5 lần so với lương thỏa thuận.

Thạc sĩ Bùi Quang Trung, Trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thông tin: "Có thể nói, việc chi thưởng tết hằng năm cho cán bộ, GV, người lao động như là một yếu tố ghi nhận và động viên người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như có những thành tích vượt trội trong suốt một năm. Ngoài ra, trường còn áp dụng các mức thưởng khác theo khung năng lực cho từng cá nhân hoàn thành tốt công việc trong năm 2023, có các công trình nghiên cứu khoa học đạt giải cao trong các cuộc thi và mang tính ứng dụng".

Tại Trường ĐH Văn Lang, trong một thông báo tuyển dụng năm 2023, chế độ đãi ngộ vào dịp tết sẽ có tháng lương thứ 13 với ít nhất là 1 tháng lương. Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng của trường, cho hay trường chưa họp để công bố mức thưởng tết, tuy nhiên mức thưởng có thể cao hơn 1 tháng lương tùy vào vị trí công việc và sự đóng góp của mỗi cá nhân.

Thí sinh làm thủ tục nhập học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Năm nay trường này duy trì mức thưởng tết tất cả cán bộ, GV, nhân viên như nhau. Theo đó, mỗi người sẽ nhận thưởng ở mức 1,5 lần so với lương thỏa thuận. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Thí sinh làm thủ tục nhập học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Năm nay trường này duy trì mức thưởng tết tất cả cán bộ, GV, nhân viên như nhau. Theo đó, mỗi người sẽ nhận thưởng ở mức 1,5 lần so với lương thỏa thuận. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

THƯỞNG TẾT CAO NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Trao đổi với PV Thanh Niên, tiến sĩ Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: "Năm nay trường quyết định tăng mức thưởng Tết Nguyên đán cho cán bộ, GV và nhân viên. Tổng kinh phí chi thưởng tết năm nay của trường ở mức trên 50 tỉ đồng, cao nhất từ trước đến nay". Theo ông Hải, mức thưởng gồm lương tháng 13 (theo mức lương của từng người), cộng thêm mức thưởng cố định 15 triệu đồng/người. Tổng tiền thưởng mỗi người nhận được bình quân khoảng 42 triệu đồng, mức thấp nhất khoảng 28 triệu đồng.

Năm nay, Trường ĐH Công thương TP.HCM chi mức thưởng tết âm lịch ở mức 20 triệu đồng/người. Điều này được nhà trường quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ với khoản chi tiền thu nhập tháng 13. Mức thưởng áp dụng cho tất cả viên chức và người lao động của trường, thành viên hội đồng trường có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên. Ngoài mức thưởng tết trên, Trường ĐH Công thương TP.HCM còn dành một khoản để lì xì đầu năm ở mức 3 triệu đồng/người cho cán bộ, GV, nhân viên cũng như quà tặng cho cán bộ lãnh đạo, nhà giáo đã nghỉ hưu.

Chia sẻ thêm về mức thưởng này, ông Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TP.HCM, nói: "Mức thưởng tết đồng đều như vậy được Trường ĐH Công thương TP.HCM áp dụng nhiều năm nay. Theo chia sẻ của một cán bộ trường, thưởng tết được chia đều, giống nhau với tất cả người lao động, từ hiệu trưởng đến lao công, không phân biệt vị trí, công việc bởi hằng tháng lương của mỗi người đã khác nhau".

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết theo Nghị quyết của Hội đồng trường và quy chế chi tiêu nội bộ, năm nay trường dành khoảng 7 tỉ đồng chi thưởng tết cho 350 người. Do đó, mỗi người nhận khoảng 20 triệu đồng.

Chính sách trả thu nhập cao

Không chỉ thưởng cuối năm, nhiều trường ĐH hiện có chính sách chi trả thu nhập cho cán bộ GV ở mức cao và không ngừng tăng qua từng năm. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hiện có gần 400 GV có trình độ từ tiến sĩ trở lên. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua từng năm, từ 22 triệu đồng/tháng năm 2020 lên 24 triệu đồng/tháng năm 2021, 27 triệu đồng/tháng năm 2022 và 31 triệu đồng/tháng năm 2023. Dự kiến trường tiếp tục điều chỉnh tăng thu nhập trong thời gian tới. Ngoài ra, để thu hút GV có trình độ cao, trường còn đưa ra mức thưởng từ 100 - 300 triệu đồng/người kèm theo phụ cấp 5 - 8 triệu đồng/tháng tùy học hàm, học vị.

Trường ĐH Công thương TP.HCM cũng bắt đầu áp dụng chính sách hỗ trợ cho cán bộ GV theo vị trí việc làm và học hàm, học vị. Không tính lãnh đạo nhà trường, lương của cán bộ GV tăng nhiều nhất ở mức 12 triệu đồng/tháng so với trước đây. Cụ thể, trưởng các đơn vị (trưởng khoa, trưởng các phòng ban) có học hàm phó giáo sư trở lên được tăng lương thêm 12 triệu đồng/tháng, tức thu nhập sẽ tăng trên 65 triệu đồng/tháng. Trưởng đơn vị có học vị thấp hơn, mức tăng cũng thấp hơn: người có trình độ tiến sĩ tăng 10,5 triệu đồng/tháng và trình độ thạc sĩ tăng 9 triệu đồng/tháng.

Với khối GV không giữ chức vụ quản lý, mức tăng cũng khác nhau tùy theo học hàm, học vị. GV có học hàm phó giáo sư trở lên được tăng thêm 5 triệu, nâng thu nhập cứng hằng tháng lên gần 60 triệu đồng. GV có trình độ tiến sĩ tăng 3,5 triệu và trình độ thạc sĩ tăng 2 triệu, nâng tổng thu nhập của nhóm GV này lên 35 - 40 triệu đồng/tháng.

Theo chế độ đãi ngộ được ĐH Kinh tế TP.HCM công khai trên trang thông tin điện tử, người lao động của trường được hưởng 14 suất phúc lợi các dịp lễ tết tương đương 21 triệu đồng/năm. Mức chi trả suất phúc lợi này được điều chỉnh hằng năm phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của trường. Theo thông tin công bố, trường áp dụng chính sách khen thưởng dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc hằng năm đối với từng viên chức và người lao động theo quy định Nhà nước đồng thời với chính sách vinh danh, khen thưởng riêng tại trường. Ngoài ra, trường còn có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân sự có trình độ cao và hỗ trợ khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế.

Từ nguyên tắc trên, ĐH Kinh tế TP.HCM công bố mức thu nhập tham khảo từ 20 - 35 triệu đồng/tháng với thạc sĩ, từ 25 - 40 triệu đồng/tháng với tiến sĩ, từ 45 - 65 triệu đồng/tháng với phó giáo sư và 50 - 70 triệu đồng/tháng với giáo sư tùy số năm làm việc. Mức thu nhập trên gồm lương nhà nước, thu nhập của trường, phụ cấp, phúc lợi, thưởng tết, thù lao từ hoạt động giảng dạy/nghiên cứu tính bình quân theo tháng.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.