Thương mại điện tử: "Chìa khóa" thành công của doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước và giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Tập huấn về ứng dụng công cụ hỗ trợ quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. Ảnh: V.T
Tập huấn về ứng dụng công cụ hỗ trợ quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. Ảnh: Vũ Thảo
Ông Nguyễn Duy Lộc-Phó Giám đốc Sở Công thương-cho biết: Thời gian qua, Sở Công thương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trên mạng xã hội Facebook; phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả trên sàn giao dịch điện tử; xuất khẩu trực tuyến với sàn thương mại điện tử Alibaba; bí quyết kinh doanh thành công trên sàn Alibaba… Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã có thêm kiến thức để tiếp cận và hưởng lợi từ TMĐT.
Đề án chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2025, nước ta sẽ có 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chuyển sang nền tảng kỹ thuật số và có ít nhất 80.000 doanh nghiệp công nghệ số phát triển. Theo đó, 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trung bình mỗi năm đạt 600 USD/người.

Ông Phạm Ngọc Vinh-Trưởng phòng Kế hoạch và Đào tạo Trung tâm Phát triển TMĐT (Cục TMĐT và Kinh tế số) thông tin: Trong một vài năm tới, TMĐT chưa thể thay thế thương mại truyền thống. Bởi lẽ, TMĐT đòi hỏi phải cải tổ quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Theo ông Vinh, ở mỗi doanh nghiệp hay mỗi lĩnh vực khác nhau thì cách tiếp cận bằng công cụ cũng sẽ khác nhau. Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT hiệu quả thì cần tập trung hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến, hỗ trợ tiêu thụ nội địa trên các sàn TMĐT trong nước, xây dựng thương hiệu trên môi trường trực tuyến. Ông Vinh đề xuất: “Với những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về xuất khẩu và tập trung khai thác khách hàng lớn thì tiếp cận với mô hình xuất khẩu trực tuyến. Còn với những hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ thì có thể tiếp cận các sàn TMĐT trong nước”.

Cũng theo ông Vinh, hiện nay, kiến thức về TMĐT rất lớn và thường xuyên thay đổi. Do đó, doanh nghiệp cần xem nó phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình như thế nào để vận dụng vào thực tế. Song, TMĐT là hoạt động không thể tách rời thương mại truyền thống nên doanh nghiệp vẫn phải vận hành song song cả 2 phương thức kinh doanh. 

Hầu hết doanh nghiệp, cơ sở, HTX đều ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình. Ảnh: Vũ Thảo
Hầu hết doanh nghiệp, cơ sở đều ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh. Ảnh: Vũ Thảo
Bà Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động xúc tiến thương mại qua kênh truyền thống bị chững lại trong một thời gian dài. Vì vậy, Hợp tác xã đã chọn hình thức xúc tiến thương mại qua các sàn giao dịch TMĐT cũng như các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin, giới thiệu các dòng sản phẩm. Nhờ đó, nhiều hợp đồng với khách hàng đã được Hợp tác xã ký kết, gần đây nhất là ký hợp đồng xuất khẩu cây sả sang Nga thông qua việc giới thiệu dự án trên website”.
Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động TMĐT ở tỉnh ta vẫn còn những hạn chế nhất định. Chỉ số TMĐT của tỉnh xếp vị trí thứ 46/54 tỉnh, thành được khảo sát. Để phát triển TMĐT, theo ông Phạm Ngọc Vinh, có 4 nhóm giải pháp chính gồm: phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ TMĐT; hoàn thiện cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu phát triển TMĐT; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức TMĐT; đưa ra các giải pháp xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng vào TMĐT.
Đồng thời, ngành chức năng phải quản lý chặt về chất lượng hàng hóa giao dịch trên mạng xã hội, sàn TMĐT để tạo lòng tin cho khách hàng. Đây là những giải pháp căn bản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong cách thức tiếp cận và triển khai mạnh mẽ TMĐT để tạo sự bứt phá trong thời gian tới.
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

(GLO)- Ford Mustang 2024 là một trong những mẫu xe thể thao đáng chú ý nhất hiện nay với thiết kế cơ bắp, hiệu suất ấn tượng và loạt trang bị tiện nghi hiện đại. Dòng xe này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận hành mạnh mẽ mà còn thu hút người dùng nhờ vẻ ngoài hầm hố, đậm chất thể thao.

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

(GLO)- Honda Transalp đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của dòng xe adventure tầm trung, mang đến trải nghiệm lái mạnh mẽ và ổn định. Với động cơ vượt trội và các công nghệ hỗ trợ tiên tiến, Transalp không chỉ phù hợp cho hành trình dài mà còn lý tưởng cho những chuyến phiêu lưu khám phá.

Honda SH 350i 2025: Xe đẳng cấp tiện nghi cho đô thị có giá trên 151 triệu đồng

Honda SH 350i 2025: Xe đẳng cấp tiện nghi cho đô thị có giá trên 151 triệu đồng

(GLO)- Honda SH 350i 2025 mang đến một diện mạo hiện đại và sang trọng, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu di chuyển trong thành phố. Nhờ kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và động cơ mạnh mẽ, phiên bản mới nhất này khẳng định vị thế trong dòng xe tay ga cao cấp với giá trên 151 triệu đồng.

MG ZS 2021: Trải nghiệm mẫu xe gầm cao giá rẻ, trên 595 triệu đồng

MG ZS 2021: Trải nghiệm mẫu xe gầm cao giá rẻ, trên 595 triệu đồng

(GLO)- ZS 2021 là mẫu SUV cỡ nhỏ đến từ thương hiệu MG nổi tiếng của Anh quốc. Với thiết kế hiện đại, trang bị tiện nghi đầy đủ và mức giá hợp lý, MG ZS 2021 là lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm kiếm một chiếc SUV nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong đô thị với mức giá trên 595 triệu đồng.