Thực hiện Chương trình Quốc gia "Không còn nạn đói"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 vừa chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.

Về cơ bản, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo đồng ý với nội dung dự thảo Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo; dự thảo Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2018 của Ban Chỉ đạo, trong đó đề xuất các cuộc họp chuyên đề.

Trên cơ sở ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu, hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo, trình Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, ký ban hành trong quý ​1 năm 2018.

Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan liên quan, hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động Quốc gia; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xác định rõ nguồn kinh phí cho Chương trình hành động Quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong quý I năm 2018; hướng dẫn các cơ quan liên quan, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nâng cao tránh nhiệm của cán bộ các cấp với người dân; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động Quốc gia, định kỳ sơ kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động Quốc gia.

Cụ thể, cần chủ động triển khai hiệu quả Chương trình hành động của bộ, ngành trên cơ sở cụ thể hóa các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện chức năng, nhiệm vụ được giao ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc cần báo cáo kịp thời Ban Chỉ đạo; thực hiện nghiêm túc cơ chế họp, báo cáo, cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo việc lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia để thực hiện Chương trình hành động Quốc gia, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; tổng hợp báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trong Chương trình hành động Quốc gia.

Sáng kiến “Không còn nạn đói” được Tổng Thư ký Liên hợp quốc đưa ra tại Hội nghị Phát triển bền vững Rio+20 ở Brazil vào tháng 6/2012. Sáng kiến liên quan đến việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững Thiên niên kỷ 2 (MDG 2) về đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo nhằm bảo đảm phát triển bền vững hệ thống sản xuất, tăng năng xuất sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân nhỏ, dân cư có đủ lương thực, không còn trẻ em dưới 2 tuổi suy dinh dưỡng, không có thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án về xóa đói, giảm nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Việt Nam cam kết tham gia và thực hiện nghiêm túc, triển khai có hiệu quả Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói”.

Ngày 12-6-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 804/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, giai đoạn 2016-2025 (Ban Chỉ đạo), giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

“Cửa hàng hai sọt” rong ruổi ngược xuôi

“Cửa hàng hai sọt” rong ruổi ngược xuôi

Không bảng hiệu, chẳng gian hàng, chỉ có đôi sọt hàng và một chiếc xe máy cũ kỹ. Thế nhưng, từng ngày, những tiểu thương miền xuôi đều đặn mang “chợ”, vượt núi, đường dài đến với bà con vùng cao. Mỗi chuyến đi là một lần kết nối, sẻ chia khó nhọc và góp phần làm ấm thêm đời sống ở những thôn, làng xa.
Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

null