Thua đội Trung Quốc 2-3: Giấc mơ chưa trọn của thầy Park và tuyển Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không buông bỏ, thi đấu hết mình nhưng đội tuyển Việt Nam vẫn thất bại với tỷ số 2-3 trước đội Trung Quốc ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Duy Mạnh đã bật khóc khi anh và đồng đội nhận bàn thua vào giây cuối cùng.
Kịch bản của hiệp 1 trận đấu giữa đội Trung Quốc và tuyển Việt Nam trên sân Sharjah (UAE) vào rạng sáng 8.10 được chia thành hai phần khá đối nghịch nhau. Gần 20 phút đầu tiên, đội Trung Quốc chủ động tạo sức ép mạnh mẽ với lối chơi pressing tầm cao với hy vọng sớm ghi được bàn thắng. Đội chủ nhà giữ nhịp rất tốt với tỷ lệ kiểm soát bóng lên tới 58% trong khi tuyển Việt Nam là 42%.
Thể hình tốt, chiều cao tốt, đội Trung Quốc thi đấu áp sát và cũng đôi ba lần gây sóng gió lên đối phương mà tình huống điển hình là Wu Lei – cầu thủ đang chơi tại La Liga có cú sút chéo góc nhưng rất may chưa đủ lực để tạo ra sự bùng nổ.

https://thanhnien.vn/thua-doi-trung-quoc-2-3-giac-mo-chua-tron-cua-thay-park-va-tuyen-viet-nam-post1388093.html
Yuning (18) mở tỷ số cho đội Trung Quốc. Ảnh: SINA
Tiến Linh cũng có cơ hội nhưng không dứt điểm thành công. Ảnh: AFC
Tiến Linh cũng có cơ hội nhưng không dứt điểm thành công. Ảnh: AFC
Kịch bản của hơn 20 phút còn lại hiệp đấu đầu tiên có vẻ như thuộc về tuyển Việt Nam khi chúng ta dần lấy lại thế trận và làm giảm trạng thái hưng phấn của đối phương. Sự nguy hiểm từ những pha mở biên của đội Trung Quốc bị mài mòn ít nhiều khi các hậu vệ cánh Việt Nam chơi khá tập trung. Đối thủ của chúng ta không quá khéo, cũng không đủ độ tinh tế để thực thi những đường chuyền xẻ nách sắc sảo.

Đội Trung Quốc chơi lăn xả. Ảnh: AFC
Đội Trung Quốc chơi lăn xả. Ảnh: AFC
Ngược lại, đội Việt Nam tuy chơi khá cẩn trọng nhưng đôi ba phen cũng khiến Trung Quốc chao đảo với những cú chọc khe tương đối “sướng mắt” nhưng rất tiếc khi Tiến Linh không thể hoàn tất công đoạn cuối cùng là chuyển hóa cơ hội thành bàn thắng.
Công bằng mà nói, sự thận trọng quá mức dường như đã đẩy đội tuyển Việt Nam ra xa sự thành công. Điểm mạnh của chúng ta vốn là phòng ngự phản công nhưng ở cuộc đối đầu với Trung Quốc, điểm mạnh ấy đã hầu như không có cơ hội phát huy. Chúng ta đã bất thành với những tình huống phản công trong khi chính đội Trung Quốc tận dụng sai lầm của hệ thống phòng ngự tuyển Việt Nam để làm được điều mà họ khao khát: có bàn thắng.
Dâng cao đội hình, chiều sâu phòng thủ của chúng ta đã bị phá vỡ hoàn toàn và đội Trung Quốc mở tỷ số dễ dàng khi các hậu vệ, trung vệ Việt Nam không kịp về bọc lót. Một bài học xương máu cho đội Việt Nam.

Tuấn Anh rất nỗ lực. Ảnh: AFC
Tuấn Anh rất nỗ lực. Ảnh: AFC
Chúng ta cũng có những phút lóe sáng của Quang Hải, Tiến Linh hay thậm chí là Hoàng Đức nhưng nhìn bức tranh toàn cảnh, những phút lóe sáng ấy không đủ đưa chúng ta chạm tay vào chiến thắng. Kể cả khi ông Park có sự điều chỉnh về nhân sự (Xuân Trường vào thay Tuấn Anh, Văn Toàn vào thay Văn Đức), đội tuyển Việt Nam cũng không áp đặt được thế trận. Đối phương không quá xuất sắc nhưng họ phong tỏa được các mối liên kết giữa các vị trí của tuyển Việt Nam khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi trạng thái từ tấn công sang phòng ngự và ngược lại. Chúng ta bị nhận bàn thua thứ 2 từ cú đánh đầu của Wu Lei cũng bởi sợi dây liên kết trong phòng ngự quá lỏng lẻo.
Cũng đáng khen cho tuyển Việt Nam khi bị đặt vào những tình thế nguy nan nhất, chúng ta lại chơi bùng nổ. Tấn Tài (vào thay Văn Thanh) có bàn thắng rất đẹp sau khi anh nhận đường chuyền vượt tuyến của Hoàng Đức. Pha phối hợp đập nhả cực khéo của Công Phượng (thay Hồng Duy), Quang Hải, Tiến Linh đã tạo thành vòng tròn khép kín hoàn hảo mà cú sút chuẩn xác của Tiến Linh đã khiến tất cả khán giả Việt Nam như vỡ òa vì sung sướng.
Nhưng mọi thứ đã chấm dứt ở thời khắc nhạy cảm nhất: phút bù giờ thứ 5 của trận đấu đã chứng kiến bàn thắng thứ 3 của đội Trung Quốc cho dù trọng tài chính đã tham khảo VAR song cú dứt điểm của Wu Lei là hợp lệ (anh không rơi vào thế việt vị).
Duy Mạnh đã khóc khi tuyển Việt Nam đã thất bại cay đắng 2-3!
Theo Trung Ninh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.