Thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến dược liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp dược, dược liệu đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Mục tiêu chung của kế hoạch là tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển các sản phẩm dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, trong đó ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu có lợi thế cạnh tranh để nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Thu hút các nhà đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, thuốc từ dược liệu. Xây dựng các mô hình khép kín từ nuôi, trồng dược liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; từng bước phát triển ngành dược liệu theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Về mục tiêu cụ thể, kế hoạch xác định bố trí diện tích phù hợp để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh và trồng dược liệu theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, gắn với phát triển công nghiệp chế biến dược liệu, phát triển các sản phẩm dược liệu có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc. Ưu tiên phát triển các loài dược liệu có lợi thế và giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ, phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh. Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu. Cụ thể, đến năm 2030 hình thành 2 trung tâm trồng khảo nghiệm, sản xuất giống cây dược liệu quý, giống cây dược liệu hàng hóa có giá trị kinh tế và lợi thế của tỉnh; hình thành ít nhất 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, đảm bảo cung ứng trên 70% nhu cầu cây giống cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu; xây dựng thương hiệu ít nhất 2 sản phẩm dược liệu và có thêm ít nhất 5 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với Chương trình OCOP của tỉnh. Đến năm 2045, hình thành ít nhất 6 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, đảm bảo cung ứng 100% nhu cầu cây giống cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu; xây dựng thương hiệu ít nhất 4 sản phẩm dược liệu và có thêm ít nhất 10 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với Chương trình OCOP của tỉnh.
Về xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 hình thành mới thêm ít nhất 2 cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu tại các địa phương trọng điểm phát triển dược liệu của tỉnh và ít nhất 1 nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-WHO. Đến năm 2045 hình thành mới ít nhất 4 cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu tại các địa phương trọng điểm phát triển dược liệu của tỉnh và ít nhất 3 nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-WHO.
LÊ HÀ

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null