Thông tin nhiễu loạn trên không gian mạng: Người dân cần cảnh giác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu (chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an), các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để bôi nhọ lãnh đạo… xuất phát từ những người có tư tưởng phản động, chống phá. Bên cạnh việc ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm, cơ quan công an cần tiếp tục dọn dẹp các thông tin xấu, độc trên mạng Intetnet.

 Xử lý nghiêm các hành vi bôi nhọ, nói xấu cán bộ lãnh đạo trên mạng xã hội. Ảnh: V.D
Xử lý nghiêm các hành vi bôi nhọ, nói xấu cán bộ lãnh đạo trên mạng xã hội. Ảnh: V.D



Dùng mạng xã hội để tuyên truyền, chống phá

Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã khởi tố, tạm giam, đưa ra xét xử nhiều trường hợp lợi dụng mạng xã hội như Facebook, Youtube, viết đơn thư nặc danh… để tuyên truyền, nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo.

Cụ thể, hôm 17.9, Công anh tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Mạnh Toàn (51 tuổi, Phó Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Tam Đảo) về tội “Vu khống”. Theo điều tra, trước thềm đại hội Đảng các cấp, nhiều lãnh đạo các xã, thị trấn ở huyện Tam Đảo, lãnh đạo các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc và trung ương nhận được nhiều đơn thư nặc danh tố cáo nhiều hành vi vi phạm của lãnh đạo huyện Tam Đảo.

Nhận thấy các nội dung tố cáo trên có dấu hiệu vu khống, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã xác lập chuyên án điều tra, làm rõ thông tin trên, và đến ngày 15.9 đã làm rõ ông Nguyễn Mạnh Toàn chính là người thực hiện hành vi viết đơn thư nặc danh, vu khống nhằm hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo huyện Tam Đảo.

Trước vụ trên, hồi cuối tháng 4, Phan Công Hải (24 tuổi, ở huyện Nghi Lộc) bị Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 5 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Từ năm 2014-2019, Hải sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook để làm, tàng trữ, phát tán các tài liệu có những nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, gây hoang mang trong tâm lý nhân dân, gây chiến tranh tâm lý nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Hải đăng tải 54 bài viết, nhiều video clip, hình ảnh thông tin bịa đặt, sai sự thật, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các thông này hướng vào mục tiêu nói xấu lãnh tụ, chống chế độ…

Nhận diện, dọn dẹp thông tin xấu độc

Theo cơ quan chức năng, hiện có tới 3.000 tài khoản mạng xã hội (Facebook, YouTube, Zalo…), trên 500 kênh thông tin, hơn 100 hội, nhóm phản động cực đoan mỗi ngày đăng tải hàng nghìn bài viết, video clip, bình luận mang nội dung chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, Chính phủ và công tác giám sát của Quốc hội.

Trao đổi với Lao Động về các thông tin xấu độc và biện pháp để ngăn chặn hành vi này, Trung tá Đào Trung Hiếu (Thạc sĩ, chuyên gia nghiên cứu tội phạm, Bộ Công an) cho biết, đặc biệt trước thềm Đại hội XIII, thông tin trên mạng càng nhiễu loạn, mang sắc thái cá nhân.

Đây là những thông tin thất thiệt được xây dựng lên đánh vào tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người dân và những kỳ đại hội nhân sự, bình bầu thì tâm lý chung của người Việt Nam rất quan tâm đến chính trị - tầng lớp thượng tầng kiến trúc.

Bám vào tâm lý đó, các đối tượng sản xuất ra những clip, đưa ra những thông tin thất thiệt “bảy phần hư, ba phần thực”. Khi đó, người dân sẽ không cảnh giác trước những thông tin giả được cài cấy do đối tượng đưa ra.

Theo ông Hiếu, động cơ của các đối tượng này, xuất phát từ những đối tượng cơ hội chính trị, thù địch với chế độ, mặt khác họ còn nhằm mục tiêu là kiếm tiền. “Không phải ai cũng đủ bộ lọc thông tin, nên bị dẫn dụ. Hậu quả của việc đưa những thông tin thất thiệt làm xói mòn lòng tin”, ông Hiếu nói.

Về giải pháp, trung tá Hiếu cho rằng, cần tăng cường truyền thông với người dân, cảnh giác với những thông tin nhiễu loạn trên không gian mạng. Công an, ngành truyền thông, văn hoá thường xuyên phải tiến hành kiểm tra nội dung đưa trên không gian mạng; phát hiện các đối tượng có hành vi liên tục phát tán thông tin phản động, để có biện pháp đấu tranh; Kiến nghị nhà mạng khoá các tài khoản; Xử lý theo quy định pháp luật đối với những đối tượng có hành vi sai phạm.

“Vấn đề quan trọng nhất là cần phải triển khai một cách quyết liệt việc dọn dẹp các thông tin xấu độc trên không gian mạng”, ông Hiếu cho biết.

Một trong các biện pháp được Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) nêu ra, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cơ bản như Luật An ninh mạng, Bộ luật Hình sự, Luật An toàn thông tin mạng... Tuyệt đối không nghe theo các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, về những giải pháp xử lý, ngăn chặn thông tin có nội dung bôi nhọ, xúc phạm cá nhân trên mạng Internet, cho biết, bộ đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan chức năng xử lý một số vụ việc và một số người.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật trên không gian mạng, cung cấp thông tin xuyên tạc sai sự thật; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài phối hợp thực hiện các yêu cầu hợp tác xử lý thông tin vi phạm pháp luật của Việt Nam.

Việc phối hợp với các bộ, ban ngành tuyên truyền, phản bác hoạt động chống đối, bôi nhọ, xuyên tạc trên không gian mạng cũng sẽ được tăng cường. Lực lượng công an tiếp tục thu thập, củng cố chứng cứ với các đối tượng hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự trên không gian mạng.

 

Về vấn đề pháp lý, ông Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn LS TP.Hà Nội) cho hay: Luật An ninh mạng là một văn bản quan trọng quy định các nội dung, việc làm được phép thực hiện trên mạng Internet, mạng viễn thông, mạng xã hội và những hành vi bị ngăn cấm. Người nào có hành vi vi phạm quy định của luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.


https://laodong.vn/xa-hoi/thong-tin-nhieu-loan-tren-khong-gian-mang-nguoi-dan-can-canh-giac-842532.ldo
 

Theo VIỆT DŨNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.