Thoát nghèo nhờ quỹ hỗ trợ nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Theo thống kê, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) Gia Lai hiện có trên 57 tỷ đồng, trong đó, hơn 8 tỷ đồng do Trung ương cấp, hơn 13 tỷ đồng do tỉnh cấp, hơn 24 tỷ đồng do các huyện, thị xã, thành phố cấp và hơn 11 tỷ đồng do các xã, phường, thị trấn vận động. Từ nguồn quỹ này, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tổ chức bình xét, làm thủ tục, giải ngân cho 2.093 hộ hội viên vay thực hiện 167 dự án nhóm hộ và 356 phương án sản xuất kinh doanh.
Ông Rơ Châm Pyong (làng C, xã Gào, TP. Pleiku) đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn Quỹ HTND. Ảnh: H.C

Ông Rơ Châm Pyong (làng C, xã Gào, TP. Pleiku) đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn Quỹ HTND. Ảnh: H.C

Năm 2020, gia đình anh Rơ Lan Noal (làng Yon Tok, xã Ia Glai, huyện Chư Sê) lâm vào cảnh khó khăn do mất mùa, tính phải bán bớt nương rẫy để có tiền đào giếng, mua máy bơm tưới cho cây trồng. Được Hội Nông dân xã tuyên truyền, vận động, anh không bán đất nữa mà làm thủ tục vay 20 triệu đồng từ Quỹ HTND để đầu tư phục vụ sản xuất. Cuối năm 2022, anh trả hết nợ vay, giữ nguyên gần 2 ha cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, rau màu.

Anh bộc bạch: “Hồi đó, gia đình mình quá khó khăn. May mắn được Quỹ HTND xã cho vay 20 triệu đồng nên cứu được vườn cây, vượt qua mùa khô hạn khắc nghiệt. Từ đó, gia đình mình chẳng những không phải bán nương rẫy mà còn duy trì và phát triển sản xuất, thu gần 200 triệu đồng/năm”.

Theo bà Ra Lan HPyn-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Glai: “Không chỉ có hội viên Rơ Lan Noal, hàng trăm hội viên khác trong xã cũng được cán bộ Hội Nông dân hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn ưu đãi từ Quỹ HTND để đầu tư phát triển sản xuất”.

Thành phố Pleiku hiện có 288 lượt hộ hội viên nông dân vay hơn 7 tỷ đồng từ Quỹ HTND để thực hiện 18 dự án nhóm hộ. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng quy định, nhiều hộ hội viên trả nợ trước thời hạn 1 năm.

Ông Rơ Châm Pyong cho biết: Ông được Quỹ HTND xã Gào cho vay 30 triệu đồng để đầu tư mua phân bón cà phê, mua vật liệu làm hàng rào bảo vệ vườn cây và mua bò sinh sản. Khi có tích lũy, ông đã hoàn trả vốn trước thời hạn quy định 13 tháng. “Mình trả nợ trước thời hạn để cho hộ khó khăn khác vay làm ăn, cùng thoát nghèo như mình”-ông Pyong nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Anh Tuấn-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-khẳng định: “Quỹ HTND đã và đang phát huy hiệu quả, tạo động lực giúp hội viên nông dân, nhất là người dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Đồng thời, tạo điều kiện tập hợp nông dân vào tổ chức Hội, tham gia xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông dân ngày càng vững mạnh. Phát huy kết quả đó, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh chú trọng đổi mới, thúc đẩy Quỹ HTND phát triển, góp phần thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật từ nông sản chủ lực địa phương

Tạo sức bật từ nông sản chủ lực địa phương

(GLO)- Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những năm gần đây, nhiều loại nông sản đặc trưng ở địa phương được các hộ gia đình, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng và giá trị, đa dạng mẫu mã, mở rộng kênh tiêu thụ.

Kbang: 31 học viên tham gia lớp đào tạo nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

Kbang: 31 học viên tham gia lớp đào tạo nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

(GLO)- Ngày 27-11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Kbang phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức bế giảng và trao giấy chứng nhận cho 31 học viên thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo xã Đak Smar tham gia lớp đào tạo nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò”.
Mang Yang ưu tiên đầu tư vùng dân tộc thiểu số

Mang Yang ưu tiên đầu tư vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm cải thiện đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Sầu riêng lên ngôi, nhiều nông sản thất thế

Sầu riêng lên ngôi, nhiều nông sản thất thế

Chỉ mất 10 tháng, xuất khẩu sầu riêng đã đạt được cột mốc lịch sử 2 tỉ USD còn giá bán tại vườn bình quân 70.000 - 80.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, nhiều loại cây trái khác thất thế, thậm chí có nguy cơ 'thất thủ' vì người dân đổi sang trồng loại trái cây tỉ đô này.
Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP huyện Krông Pa đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023

Krông Pa công nhận 17 sản phẩm OCOP

(GLO)-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai vừa ký quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt 3 sao OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023 cho 15 sản phẩm và phê duyệt kết quả đánh giá sản phẩm đạt từ 70-100 điểm theo bộ tiêu chí OCOP cho 2 sản phẩm để đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng 4 sao OCOP.
Nông dân Gia Lai phấn khởi khi lúa được mùa, tăng giá

Nông dân Gia Lai phấn khởi khi lúa được mùa, tăng giá

(GLO)- Nhờ thời tiết thuận lợi cộng với ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên năng suất lúa vụ mùa 2023 tăng cao. Cùng với niềm vui được mùa, người trồng lúa ở Gia Lai còn phấn khởi khi giá lúa gạo trên thị trường tăng so với những năm trước.

Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam tổ chức tổng kết Dự án 'Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam'.