An Khê phát huy hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thời gian qua, Hội Nông dân thị xã An Khê đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên và các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp Quỹ Hỗ trợ nông dân nhằm giúp bà con phát triển kinh tế, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Năm 2022, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, 3 hội viên của Chi hội Nông dân thôn An Thượng 2 (xã Song An) được vay tổng cộng 45 triệu đồng để nuôi bò sinh sản và trồng hoa thương phẩm. Anh Nguyễn Thanh Hà cho biết: Với nguồn vốn được vay cộng với số tiền tích lũy, Tết Nguyên đán vừa qua, gia đình anh xuống giống 400 chậu hoa cúc và thu về lợi nhuận đáng kể. Cùng với trồng hoa, anh còn đào ao thả cá, chăn nuôi 5 con bò sinh sản, mở xưởng làm mộc để tăng thêm thu nhập. Sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu về khoảng 150 triệu đồng/năm.

Cũng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, Hội Nông dân phường Ngô Mây đã vận động được hơn 113 triệu đồng xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân. Từ nguồn vốn này, Hội đã xét duyệt cho 15 lượt hội viên vay từ 15 đến 20 triệu đồng và được vay xoay vòng để mua cây-con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất.

Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã An Khê hỗ trợ kinh phí cho hội viên nông dân xã Xuân An mua bò sinh sản. Ảnh: Trí Đức

Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã An Khê hỗ trợ kinh phí cho hội viên nông dân xã Xuân An mua bò sinh sản. Ảnh: Trí Đức

Cuối năm 2022, tổng nguồn vốn vận động cho Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn thị xã An Khê đạt hơn 1,1 tỷ đồng. Hội Nông dân thị xã đã giải ngân cho 73 hộ vay với số tiền gần 640 triệu đồng. Hiện tại, nguồn quỹ này đã lên đến hơn 1,4 tỷ đồng và đang cho vay 4 dự án: chăn nuôi bò sinh sản, trồng quất, trồng măng tây, hoa thương phẩm. Riêng 1,9 tỷ đồng vốn ủy thác từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh và trung ương, thị xã An Khê thực hiện 4 dự án gồm: chăn nuôi bò sinh sản, trồng vải thiều, bưởi da xanh, nuôi ốc bươu đen.

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn, hàng năm, Hội Nông dân thị xã và các xã, phường chủ động lựa chọn những mô hình, dự án khả thi để triển khai thực hiện. Đặc biệt, ưu tiên những hộ có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát huy nguồn vốn vay.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh-Chủ tịch Hội Nông dân thị xã-cho biết: “Thời gian tới, Hội Nông dân thị xã tiếp tục chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tạo nguồn quỹ theo phương châm xã hội hóa, tranh thủ tối đa nguồn vốn vận động từ các tổ chức và cá nhân. Mặt khác, chú trọng xây dựng, nhân rộng mô hình, dự án theo hướng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, gắn với việc thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp; chú trọng việc cho vay nguồn vốn theo các dự án, các mô hình điểm có sự liên kết”.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.