Thí điểm thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non mới từ năm học 2025-2026?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay chương trình giáo dục Mầm non hiện hành đã triển khai được 14 năm và đã bộc lộ nhiều hạn chế so với những yêu cầu mới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới. (Ảnh minh họa: Hoàng Hiếu/Vietnam+)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới. (Ảnh minh họa: Hoàng Hiếu/Vietnam+)

Từ năm học 2025-2026 đến năm học 2027-2028 sẽ thí điểm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non mới ở một số cơ sở giáo dục mầm non. Từ năm học 2029-2030 bắt đầu triển khai áp dụng đại trà trên phạm vi toàn quốc.

Đây là lộ trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ trong dự thảo Tờ trình về việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình giáo dục Mầm non vừa được Bộ công bố để lấy ý kiến công luận.

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục Mầm non hiện hành đã triển khai được 14 năm (từ 2009 đến 2023). Kết quả đánh giá cho thấy chương trình giáo dục Mầm non hiện hành có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và khoa học giáo dục; trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, chương trình hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

Cụ thể, chương trình hiện nay chưa thể hiện rõ về quan điểm tiếp cận hội nhập quốc tế và quan điểm tiếp cận văn hoá, liên/đa văn hoá; chưa quan tâm thỏa đáng đến các vấn đề thời sự của cuộc sống hiện nay và tương lai trong xu thế phát triển của thời đại và hội nhập quốc tế như: giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, công nghệ số, quyền trẻ em, bình đẳng giới, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu/dịch bệnh… Đặc biệt là chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới theo Nghị quyết số 29/NQ- TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, xu hướng thế giới và kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy việc đổi mới chương trình giáo dục Mầm non là cần thiết.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục mầm non hiện hành đã triển khai được 14 năm và cần thay đổi để phù hợp với yêu cầu mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục mầm non hiện hành đã triển khai được 14 năm và cần thay đổi để phù hợp với yêu cầu mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo tờ trình, mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục Mầm non nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục Mầm non; phát triển toàn diện trẻ em Mầm non về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp một, đặt nền móng cho việc hình thành phát triển các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam.

Chương trình mới đảm bảo yêu cầu kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình giáo dục Mầm non hiện hành đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong chương trình giáo dục Mầm non hiện hành; giảm áp lực về thời gian làm việc của giáo viên mầm non, đồng thời đảm bảo chế độ sinh hoạt của trẻ em Mầm non. Đổi mới chương trình giáo dục Mầm non cũng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường và khả năng của trẻ em.

Theo đó, Chương trình mới sẽ tiếp cận năng lực định hướng tình cảm- xã hội, tiếp cận dựa trên Quyền trẻ em, khẳng định mạnh mẽ quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường tính mở. Cụ thể, chương trình tiếp cận năng lực hướng đến hình thành các giá trị cốt lõi và năng lực chung của trẻ, dựa trên trục tình cảm-xã hội. Điều này được thể hiện qua mục tiêu, nội dung của Chương trình và kết quả mong đợi ở từng lĩnh vực; định hướng phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ; được thống nhất phối hợp thực hiện giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Chương trình mới sẽ hướng tới hình thành năng lực tình cảm-xã hội và giáo dục cá nhân hóa. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chương trình mới sẽ hướng tới hình thành năng lực tình cảm-xã hội và giáo dục cá nhân hóa. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chương trình cũng liên thông với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bổ sung nội dung, phương pháp giáo dục mới. Theo đó, chương trình mới sẽ cập nhật các nội dung, phương pháp, vấn đề hiện đại, hội nhập quốc tế về quan điểm xây dựng chương trình, quan tâm các vấn đề thời sự của cuộc sống hiện nay và tương lai trong xu thế phát triển của thời đại…

Chương trình mới cũng cá nhân hóa quá trình giáo dục, quan tâm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ; cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục ở từng độ tuổi hướng đến hình thành những chức năng tâm sinh lý, phẩm chất và năng lực tương ứng, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm phát triển, liên thông chặt chẽ giữa các thành tố và nội dung của Chương trình…

Với quan điểm tăng cường tính mở, chương trình mới trao quyền nhiều hơn cho nhà trường trong phát triển chương trình giáo dục đồng thời nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong giáo dục trẻ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất lộ trình thực hiện Chương trình mới thành hai giai đoạn. Giai đoạn thí điểm kéo dài ba năm học, từ năm học 2025-2026 đến năm học 2027-2028, ở một số cơ sở giáo dục Mầm non. Từ năm học 2029-2030, bắt đầu triển khai áp dụng đại trà Chương trình giáo dục Mầm non mới trên phạm vi toàn quốc.

Kinh phí thực hiện đổi mới chương trình giáo dục Mầm non do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ xã hội. Kinh phí từ ngân sách nhà nước được nêu trong dự toán ngân sách hằng năm do Chính phủ trình Quốc hội theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Các địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn sẽ được ưu tiên hỗ trợ đầu tư kinh phí để bảo đảm điều kiện tối thiểu thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục Mầm non mới./.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.