Emagazine

E-magazine Gia Lai-Hàn Quốc: “Bắt tay” nâng cao chất lượng giáo dục mầm non


Theo kế hoạch, các hoạt động của đoàn tại Gia Lai diễn ra từ ngày 8 đến 17-1-2024. Bên cạnh việc giúp giáo viên, học sinh các trường mầm non biết cách xử lý khẩn cấp, phòng ngừa và xử lý tình huống nguy hiểm thông thường, phòng ngừa bệnh răng miệng… đoàn cũng sẽ tham gia một số hoạt động khác nhằm góp phần tăng cường năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non.


Trường Mầm non Ia Mơ Nông (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) và Trường Mầm non SOS Pleiku là 2 địa điểm đầu tiên đón đoàn công tác của Trường Đại học Jeonju Kijeon trong hành trình 10 ngày làm việc tại Gia Lai. Đoàn có 16 thành viên gồm 4 giáo sư và 12 sinh viên đang theo học các chuyên ngành: cứu hộ khẩn cấp, giáo dục mầm non, vệ sinh răng miệng.



Tại những nơi thực nghiệm, sau khi nắm bắt khái quát về đặc điểm tình hình nhà trường, đoàn đã tiến hành các hoạt động giao lưu và hướng dẫn thực hành chuyên ngành như: hướng dẫn trẻ tô màu hoa văn trang trí trên mặt con quay bằng gỗ; cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng; các bước rửa tay đúng cách… Mỗi hoạt động giáo dục kéo dài 45-60 phút. Trong quá trình triển khai, các thành viên trong đoàn cũng khéo léo lồng ghép những trò chơi nhỏ gắn với nội dung bài học hoặc biểu diễn ảo thuật, võ thuật Taekwondo… khiến trẻ vô cùng thích thú và hào hứng tham gia.



Nhiều giáo viên mầm non cũng cho rằng, đây là cơ hội để họ tiếp cận với kiến thức, phương pháp giáo dục của nước bạn. Cô Phan Thị Phượng-giáo viên Trường Mầm non SOS Pleiku-nhìn nhận: Hàn Quốc là đất nước có nền giáo dục chất lượng, được đánh giá cao tại khu vực châu Á. Vì thế, những hoạt động giáo dục mà họ tổ chức tại trường có khá nhiều nội dung hay mà tôi thấy có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy cũng như chăm sóc trẻ. Đơn cử như việc dạy môn Mỹ thuật. Hiện nay, môn Mỹ thuật của chúng ta chỉ dừng lại ở vẽ đơn thuần, tô màu, tạo hình và sản phẩm làm ra chủ yếu dùng để trưng bày. Trong khi đó, tiết học môn Mỹ thuật của họ không chỉ giúp trẻ phát triển năng khiếu hội họa mà còn thêm cả kỹ năng quan sát, sự khéo léo. Đặc biệt, trẻ có thể tự tay trang trí hoặc tạo ra món đồ chơi yêu thích.



Đồng quan điểm, cô Phạm Thị Kim Lan-Hiệu trưởng Trường Mầm non Ia Mơ Nông-cho hay: “Về cơ bản, nội dung các hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non mà đoàn Hàn Quốc hướng dẫn đều tương tự như trường đang triển khai, chỉ là phương pháp tổ chức và hướng dẫn trẻ tiếp cận với các hoạt động của họ có sự linh hoạt, đa dạng, phù hợp với sở thích và tâm sinh lý của trẻ. Khi tiếp xúc với những điều mới lạ, trẻ cảm thấy hào hứng, thu hút hơn, từ đó nhiệt tình tham gia và góp phần làm nên thành công cho giờ học”.

Hơn 3 ngày hoạt động tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh, các nhà giáo, bác sĩ tương lai đến từ Hàn Quốc đã có những trải nghiệm và ấn tượng khó phai.



Còn anh Yang Hyeon Vin-sinh viên Khoa Cứu hộ khẩn cấp thì bày tỏ: “Tôi cảm thấy phấn khích khi được tham gia chương trình tình nguyện quốc tế tại tỉnh Gia Lai. Gặp gỡ, tiếp xúc với trẻ em bản xứ, nhất là trẻ người DTTS khá thú vị. Bản thân tôi như được tiếp thêm năng lượng từ sự hoạt bát và tiếng cười rộn rã của các bé. Tuy vậy, tôi nhận thấy điều kiện học tập của trẻ em ở đây còn nhiều thiếu thốn cả về cơ sở vật chất lẫn trong ăn uống, ngủ nghỉ”.




Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho đồng bào DTTS thông qua nâng cao năng lực Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai” được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 8-12-2023. Dự án được thực hiện dựa trên sự hợp tác giữa Trường Đại học Jeonju Kijeon và Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai với nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Văn phòng cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam.



Bà Seo Jung Sook-Chủ tịch Hội đồng thẩm định chất lượng đào tạo Trường Đại học Jeonju Kijeon, đại biểu chính thức của KOICA tại Gia Lai-thông tin: Mục tiêu cốt lõi của dự án là cải thiện, nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non thông qua năng lực của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Theo đó, 3 điều mà chúng tôi muốn hướng đến là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non có thể hiểu và giáo dục trẻ đồng bào DTTS nhằm mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục mầm non cho trẻ người DTTS; phát triển, vận hành chương trình giáo dục tin học và giáo dục song ngữ Việt-Hàn cho giáo viên mầm non, sinh viên đang học liên thông lên đại học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Chúng tôi cũng sẽ xây dựng chương trình, xuất bản sách giáo khoa (dự kiến hoàn thành vào tháng 11-2024) để có thể đào tạo học viên một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ cải thiện 3 phòng học, thực hành và cung cấp 20 bộ máy tính cùng các trang-thiết bị cho Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai; đồng thời, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, giảng viên nhà trường trong 2 đợt vào tháng 3 và tháng 6-2024.



Giáo sư Kim Ga Hyun (Khoa Giáo dục mầm non, Trường Đại học Jeonju Kijeon) cho biết thêm: “Trong quá trình triển khai dự án, chúng tôi tuyệt đối tôn trọng chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam. Trước sự hạn chế về năng lực của giáo viên mầm non trong giảng dạy cho trẻ người DTTS tại địa phương, chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ để từng bước cải thiện chất lượng đội ngũ. Mặt khác, qua nắm tình hình, tôi được biết, nhiều bạn trẻ người DTTS ở Gia Lai muốn trở thành giáo viên mầm non nhưng thiếu kiến thức về tin học văn phòng. Do đó, chúng tôi quyết định đào tạo, giúp họ đáp ứng được kỹ năng này. Và tôi nghĩ rằng, nếu đội ngũ giáo viên tham gia chương trình đào tạo song ngữ, biết thêm được tiếng Hàn thì có thể thu hút được trẻ hứng thú học tập hơn”.



Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Đại học Jeonju Kijeon là một trong những đơn vị đi đầu trong việc bồi dưỡng chuyên gia giáo dục, giáo viên mầm non tại Hàn Quốc. Trong 50 năm kể từ khi thành lập (1974), nhà trường đã đào tạo khoảng 8.000 giáo viên mầm non. Do đó, việc hợp tác với Trường Đại học Jeonju Kijeon để triển khai các nội dung của dự án sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS nói riêng và giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung.

Cụ thể, dự án sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của tỉnh thông qua nâng cao năng lực sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non, hiện đang học liên thông lên đại học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai; tạo điều kiện để nhiều giáo viên, sinh viên vùng DTTS tiếp cận các cơ hội giáo dục có chất lượng cao; có môi trường thực hành, chia sẻ nhằm nâng cao năng lực nhà giáo. Cùng với đó, việc tăng cường năng lực giảng viên thông qua cải thiện điều kiện, môi trường giáo dục và đào tạo đội ngũ sẽ tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai; giúp nhà trường rút ngắn thời gian tiếp cận và đủ năng lực tuyển sinh đạt chất lượng cao khi chuyển đổi thành Phân hiệu của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.



Có thể bạn quan tâm

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.