Thêm cơ hội cho chanh dây Gia Lai vào thị trường Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa gửi văn bản đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu thí điểm chanh dây sang thị trường này bắt đầu từ ngày 1-7.

Vườn chanh dây của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang). Ảnh Nguyễn Diệp
Vườn chanh dây của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang). Ảnh Nguyễn Diệp

Theo đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Việt Nam giám sát chặt chẽ quy cách đóng gói, các vấn đề về kiểm soát sinh vật gây hại, mã số vùng trồng, lưu trữ hồ sơ... nhằm đảm bảo chất lượng, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi xuất sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đưa ra 5 loài sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch không được phép xuất hiện trong chanh dây khi nhập khẩu vào thị trường nước này.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp trong việc lấy mẫu kiểm tra trong các lô hàng xuất khẩu. Phía bạn cũng đề nghị, việc sản xuất chanh dây phải đáp ứng các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP.

Hàng năm, trước thời kỳ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ gửi danh sách doanh nghiệp xuất khẩu chanh dây tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc để cơ quan này phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ công bố danh sách trên website chính thức. Do vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu chanh dây sang thị trường Trung Quốc liên hệ đầu mối là Cục Bảo vệ thực vật để được hướng dẫn.

Tại Tây Nguyên, chanh dây được trồng tại hầu hết các tỉnh thuộc khu vực. Mạng lưới thu mua theo đó cũng trải khắp nên khá thuận lợi cho nông dân trong quá trình tiêu thụ. Theo thống kê, riêng tỉnh Gia Lai hiện có hơn 3.100 ha chanh dây. Năng suất trung bình khoảng 30-40 tấn/ha/vụ, sản lượng khoảng 120.000 tấn. Các huyện có diện tích chanh dây nhiều nhất là: Mang Yang, Đak Đoa, Ia Grai, Đak Pơ, Chư Prông.

Ngoài ra, Gia Lai đang triển khai các hoạt động để xác lập quyền sở hữu cho nhãn hiệu chứng nhận: Chanh dây Gia Lai. Đây là cơ sở để tiếp tục phát triển các sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã gửi hồ sơ 8 mã số vùng trồng chanh dây.

Việc Trung Quốc đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh dây Việt Nam từ ngày 1-7 đã mở ra cơ hội cho chanh dây Gia Lai vào thị trường này, góp phần tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu của tỉnh trong thời gian tới.

 

HẰNG PHẠM (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.