Thầy giáo Hoàng Đức Hợp “truyền lửa” đam mê cầu lông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ XI-2023, lần đầu tiên huyện Chư Sê có huy chương vàng ở môn cầu lông khối THCS. Góp sức vào thành tích ấy là thầy Hoàng Đức Hợp-giáo viên môn Giáo dục thể chất của Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Ia Pal).

Hơn 3 năm qua, cứ đúng 13 giờ 30 phút các ngày trong tuần, anh Hoàng Đức Hợp lại đến Nhà thi đấu huyện Chư Sê để dạy cầu lông cho những người đam mê bộ môn này.

Chia sẻ lý do mở lớp, anh Hợp bộc bạch: Năm 2019, anh được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tin tưởng giao dẫn dắt học sinh khối THCS tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ X ở nội dung cầu lông. Dù rất nỗ lực nhưng thành tích của các em chỉ dừng lại ở huy chương đồng. Nhìn các em buồn bã, anh vô cùng áy náy.

Với mong muốn tạo sân chơi để các em có cơ hội luyện tập, cọ xát, góp sức gầy dựng phong trào cầu lông trên địa bàn, anh đã liên hệ với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện để thuê sân tập tại Nhà thi đấu huyện và thông báo tuyển sinh trên trang Facebook cá nhân.

Anh Hoàng Đức Hợp hướng dẫn học viên tập luyện. Ảnh: P.D

Anh Hoàng Đức Hợp hướng dẫn học viên tập luyện. Ảnh: P.D

Thời gian đầu, lớp mở cố định ở 2 khung giờ: từ 5 giờ đến 6 giờ 15 phút và từ 17 giờ đến 19 giờ mỗi ngày. Nhà ở xã Ia Pal, cách sân tập hơn 6 km nên sáng nào anh Hợp cũng phải dậy thật sớm cho kịp giờ tập.

Từ năm 2021 đến nay, được Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện hỗ trợ, tạo điều kiện về sân tập, lớp học cầu lông của anh mở từ 13 giờ 30 phút đến 20 giờ mỗi ngày. Hiện lớp duy trì hơn 20 học viên, chủ yếu là học sinh tiểu học, THCS ở thị trấn.

“Các em có thời gian rảnh lúc nào thì đăng ký học lúc đó. Có thể học 3 buổi/tuần hoặc 5 buổi/tuần, học phí mình chỉ thu 200-300 ngàn đồng/em để trang trải tiền thuê sân, mua cầu lông, nước uống... phục vụ các em tập luyện”-anh Hợp cho hay.

Theo anh Hợp, cầu lông là môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi, giúp người chơi rèn luyện sự nhanh nhạy, dẻo dai. Môn này có thể chơi trong nhà, ngoài trời đều được. Tuy nhiên, muốn tập luyện một cách bài bản và tham gia thi đấu thì sân tập phải đáp ứng các yếu tố: kín gió, mặt sân phẳng, không trơn trượt, đúng kích thước...

Người chơi phải nắm bắt được những kỹ thuật cầu lông cơ bản, từ việc cầm vợt đúng cách, tư thế giao cầu, đập cầu... cho đến việc di chuyển bước chân, sử dụng lực ở cổ tay để hạn chế tiêu hao năng lượng, đánh cầu hiệu quả.

Anh Hợp (thứ 2 từ phải sang) dõi mắt theo cậu học trò cưng Tuấn Khang thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ XI-năm 2023. Ảnh: P.D

Anh Hợp (thứ 2 từ phải sang) dõi mắt theo cậu học trò cưng Tuấn Khang thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ XI-năm 2023. Ảnh: P.D

Sau bao nỗ lực, “quả ngọt” đầu tiên đã đến với thầy và trò. Đó là 5 huy chương (3 vàng, 2 đồng) của 4 em học sinh tại Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ XI-2023. Trong đó, em Trần Tuấn Khang (học sinh lớp 7A2, Trường THCS Chu Văn An) đã xuất sắc giành được 3 huy chương vàng ở các nội dung: đơn, đôi nam, đồng đội nam khối lớp 6-7.

“Trước đây, em cũng theo học một vài môn năng khiếu, đến năm 2021 thì nghỉ để bắt đầu học cầu lông. Ban đầu, em học 3 buổi/tuần, về sau, em tham gia tất cả các ngày trong tuần. Hiện tại, em vẫn sắp xếp thời gian để đảm bảo việc học chính trên trường và theo đuổi niềm đam mê. Em trân trọng những tấm huy chương vàng và coi đây là động lực để tiếp tục cố gắng”-Khang tâm sự.

Ngoài vai trò “truyền lửa” đam mê cầu lông cho các em học sinh, anh Hợp còn là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Cầu lông huyện Chư Sê. Hiện CLB có 64 thành viên.

Chị Nguyễn Thị Lan Phương-Phó Chủ nhiệm CLB-chia sẻ: “Anh Hợp là người rất năng nổ, nhiệt tình. Anh phụ trách chính về công tác chuyên môn và luôn có trách nhiệm trong việc định hướng, tham mưu tổ chức các giải thi đấu nội bộ, mở rộng để kết nối, tạo điều kiện cho các thành viên CLB giao lưu, cọ xát và ngày càng lớn mạnh”.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Quyên-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện-cho biết: “Trung tâm luôn tạo điều kiện và khuyến khích các lớp năng khiếu thể thao nhằm thúc đẩy phong trào thể dục thể thao của địa phương.

Từ năm 2019 đến nay, anh Hoàng Đức Hợp đã mở lớp dạy cầu lông tại Nhà thi đấu huyện, góp phần đào tạo và phát hiện những nhân tố mới của bộ môn này cho địa phương.

Trong vai trò Phó Chủ nhiệm CLB Cầu lông huyện, anh nhiệt tình tham mưu, phối hợp với Trung tâm duy trì các giải cầu lông mở rộng hàng năm, góp phần thúc đẩy phong trào cầu lông của huyện ngày càng phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.