Thao thiết Ia Mơr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sống là dịch chuyển, là để tiếp nhận “năng lượng” để làm mới mình. Những miền đất đã đặt chân, những gương mặt từng gặp gỡ đọng lại thành nỗi nhớ. Tôi có nỗi nhớ mang tên Ia Mơr đến từ 5 năm trước trong chuyến đi nghiên cứu thực tế cùng đoàn cán bộ, giáo viên Trường Chính trị tỉnh Gia Lai.
Đầu giờ chiều, rời trung tâm huyện Chư Prông, chúng tôi về xã Ia Mơr. Lướt qua tầm mắt nhìn từ cửa kính ô tô trên cung đường hẹp trải nhựa, khấp khểnh đá dăm, cả đất đỏ bụi lầm. Thầy giáo Nguyễn Khánh Phong, người địa phương vào vai “hướng dẫn viên” tự nguyện. Mới biết vườn cao su kia, vườn điều nọ, rẫy mì ấy, vùng đất xám trơ phơi lô nhô vài gốc cây nhỏ bị đốt cháy nham nhở… chừng 10 năm trước là rừng đại ngàn với nhiều lâm sản quý.   
Cuối mùa khô, nắng chiều hắt bóng lên cánh rừng, dãy núi, thung lũng nhuốm màu vàng ruộm. Ngột. Tiếng thầy Nguyễn Đức Quang-trưởng đoàn-qua điện thoại: “Cảm ơn các em, xe có lẽ gần đến”. Rồi quay sang chúng tôi: “Anh em ở xã ra tận cầu đón chúng ta”.
Chúng tôi lần lượt bước ra khỏi xe, gặp mấy anh em cán bộ xã là học viên cũ sang tận bên này chiếc cầu treo Ia Mơr đón. Mừng vui như buổi đoàn viên sau thời gian dài xa cách. Hai người trong số họ mở thanh barie chắn 2 đầu cầu không cho xe có trọng tải lớn qua lại, dẫn đường cho chiếc ô tô 16 chỗ không tải trọng của chúng tôi đi qua. Vài thầy cô ngồi theo xe máy đi về trung tâm xã.
Cảm giác được người thân đón rước thật ấm lòng! Ngồi vào phòng họp của UBND xã, nhìn lên dòng chữ: “Nhiệt liệt chào đón đoàn cán bộ Trường Chính trị tỉnh Gia Lai” mà lòng rưng rưng xúc động.
Sau đó, chúng tôi được các anh cán bộ xã đưa đi tham quan công trình thủy lợi Ia Mơr đang giai đoạn gấp rút thi công ngăn dòng trước mùa mưa đến. Được chiêm ngắm một đại công trường với người đông, xe cơ giới các loại hối hả trong nắng chiều vàng hươm thật thú vị biết bao.
Chúng tôi cũng dành thời gian đến thăm 2 làng tái định cư, gồm: làng Huáp và làng Khôi. Cuối ngày, hoàng hôn trải sắc tím hồng khắp buôn làng. Khói bếp chầm chậm lên xanh từ ngôi nhà sàn nằm liền sau những ngôi nhà tái định cư tường xây, mái lợp màu nâu đỏ giống nhau như khuôn tăm tắp thẳng đều dọc ngang ô bàn cờ nối nhau bởi những con đường trải bê tông rộng, phẳng phiu. Dưới chân nhà sàn, những chú heo đen trũi, đàn gà lớn bé lông đủ sắc quẩn theo chân người phụ nữ đòi bữa tối. Tiếng người, tiếng gia cầm đồng vọng loang trong gió chiều hiu nhẹ.
Tác giả bên cầu treo tại xã Ia Mơr (huyện Chư Prông). Ảnh: Đình Phê
Tác giả trên cây cầu treo tại xã Ia Mơr (huyện Chư Prông). Ảnh: Đình Phê
Tôi cùng Phó Chủ tịch HĐND xã Siu Minh ghé thăm già Kpă Gil ở làng Huáp. Yên vị trên bộ bàn ghế gỗ khá sang trọng đặt giữa phòng khách, ông Gil chậm rãi kể: “Đã 5 năm kể từ ngày dời làng về đây, dân làng không đói cái ăn vì ngoài 1 ha đất rẫy được cấp, mỗi hộ còn có đất rừng, đất rẫy cũ trồng lúa rẫy, lúa nước 2 sào/hộ, mía, mì, bắp…; nuôi con bò, con heo, đàn gà bán lấy tiền sắm sanh vật dụng. Đã có người về cõi Atâu, không chôn ngay trong làng như trước nữa mà đem chôn ở khu nghĩa địa gần chân núi. Mọi nghi thức truyền thống vẫn giữ lấy, làm theo; tập tục lạc hậu như chôn chung bỏ từ lâu rồi. Thanh niên trong làng ngoan lắm, chiều về rủ nhau chơi bóng ở khu sinh hoạt thể thao ngay cạnh đây chứ không tụ tập uống rượu, say rồi phá phách. Tối đến, cán bộ Đoàn thường xuyên tập hợp thanh niên về nhà rông văn hóa hát ca, trò chuyện tâm tình, phối hợp tuyên truyền pháp luật nên chúng biết yêu thương, rủ nhau làm điều tốt”.
Chia tay, chúng tôi ghé thăm nhà già Rơmah Blết ở làng Khôi. Con đường liên xã chạy dọc phân cách giữa 2 làng. Đã sống qua hơn 60 mùa rẫy mà trông ông Blết rắn rỏi và nhanh nhẹn.
Ông kể: “Mỗi hộ được chia đều 1 sào đất thổ cư. Nhà liền nhà không rào chắn, đi lại với nhau cho dễ. Ngày mới về đây, dùng nước giếng khoan do Nhà nước làm nhưng qua thời gian không quen sử dụng, ống dẫn nước vỡ, nước bung bắn rò rỉ, phí lắm. Giờ thì đào giếng lấy nước, vài ba nhà chung một giếng. Gia đình nào cũng có nhà tắm, nhà vệ sinh”.
Thấy nhà già làng có khách, bà con ở gần gùi ghè rượu đến góp vui. Lâng lâng trong men rượu cần dịu ngọt, tôi bước ra phía sau nhà sàn. Trăng mười sáu vằng vặc giữa trời đầy sương. Làng chìm vào giấc ngủ. Xa xa, rừng thức xào xạc tiếng vọng về...
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.