Thành phần trong sữa giả có gì khác sữa đạt chuẩn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các thành phần dinh dưỡng trong sữa giả thường thiếu hụt, không đủ hàm lượng, việc tạo ngọt có thể sử dụng hóa chất, hương liệu gây hại, quy trình sản xuất không theo tiêu chuẩn, có nguy cơ chứa tạp chất, chất cấm gây hại sức khỏe.

Bác sĩ Lê Thảo Nguyên, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn cho biết, việc sử dụng sữa giả có thể khiến người dùng thiếu hụt vi chất nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người đang điều trị bệnh.

Một số triệu chứng thường gặp bao gồm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng… Thậm chí, nếu sữa được sản xuất và bảo quản trong điều kiện không đảm bảo an toàn vệ sinh, nguy cơ nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, tạp chất, gây ngộ độc là rất cao - đặc biệt nguy hiểm với những người có hệ miễn dịch yếu.

"Để đánh giá chất lượng sữa, người tiêu dùng không thể chỉ dựa vào mẫu mã, hình ảnh hay lời quảng cáo. Điều quan trọng nhất nằm ở thành phần dinh dưỡng thực tế có trong sản phẩm. Sữa đạt chuẩn không chỉ cung cấp đầy đủ năng lượng, mà còn cần đảm bảo hàm lượng các vi chất thiết yếu như protein, DHA, canxi, chất xơ hòa tan… Những thành phần này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, phát triển trí não, hệ tiêu hóa và quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh", bác sĩ Nguyên chia sẻ.

Lực lượng chức năng kiểm tra kho sản xuất sữa giả tại TP.Dĩ An, Bình Dương. ẢNH: CACC
Lực lượng chức năng kiểm tra kho sản xuất sữa giả tại TP.Dĩ An, Bình Dương. ẢNH: CACC

Bác sĩ Nguyên cho biết sự khác biệt giữa sữa đạt chuẩn và sữa kém chất lượng là rất rõ ràng nếu đối chiếu qua các tiêu chí dinh dưỡng. Việc nhận biết chính xác sẽ giúp người tiêu dùng chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Dưới đây là bảng tổng hợp một số tiêu chí nhận biết cơ bản để phân biệt sữa thật và sữa giả:

sua-gia-dd.jpg

5 dấu hiệu nhận biết sữa giả, người tiêu dùng cần lưu ý

Theo bác sĩ Lê Thảo Nguyên, dù sữa giả ngày càng được làm tinh vi, người tiêu dùng vẫn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu phổ biến sau:

Quan sát bao bì: Sữa thật có bao bì sắc nét, thông tin in rõ ràng, hạn sử dụng thường được in nổi hoặc dập sâu. Trong khi đó, sữa giả thường in mờ, có lỗi chính tả, tem dán lệch, dễ bong tróc hoặc bị tẩy xóa hạn dùng.

Kiểm tra bột sữa: Sữa thật có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, mịn, tơi xốp, mùi thơm nhẹ. Ngược lại, sữa giả có thể bị vón cục, đổi màu, có mùi lạ như chua hoặc lẫn hóa chất.

Sữa giả có thể bị vón cục, đổi màu, có mùi lạ như chua hoặc lẫn hóa chất
Sữa giả có thể bị vón cục, đổi màu, có mùi lạ như chua hoặc lẫn hóa chất

Quét mã vạch và kiểm tra nhãn phụ: Người dùng nên sử dụng ứng dụng như iCheck, Barcode Việt để tra cứu nguồn gốc sản phẩm. Sữa nhập khẩu chính hãng luôn có nhãn phụ tiếng Việt rõ ràng, đúng quy chuẩn.

Cảnh giác với giá bán: Sữa chính hãng thường có mức giá ổn định. Nếu sản phẩm được rao bán rẻ hơn thị trường từ 30-50%, chỉ xuất hiện trên các hội nhóm hoặc không có hóa đơn, đó có thể là hàng giả.

Phản ứng sau khi dùng: Nếu người dùng sữa, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người bệnh, xuất hiện các triệu chứng như nôn ói, tiêu chảy, dị ứng, đầy bụng hoặc hồi phục chậm nên dừng sử dụng ngay và mang sản phẩm đến cơ sở y tế để kiểm tra.

"Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu tham khảo ban đầu. Với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhiều loại sữa giả hiện nay có thể đánh lừa người tiêu dùng cả về mã vạch, tem nhãn đến mùi vị. Do đó, lựa chọn an toàn nhất là mua sữa từ nhà phân phối uy tín, có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu, kiểm định chất lượng và tem nhãn chính hãng", bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Theo Lê Cầm (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

(GLO)- L.T.S: Tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, mất ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu, ma túy…

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

Trong số 573 nhãn hiệu sữa bột giả mới được công bố có đến 305 nhãn hiệu được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình. Một cán bộ Sở Y tế Hoà Bình cũng phải thốt lên đây là chuyện "khủng khiếp", người dân có quyền nghi ngờ có khuất tất.

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.