Thành lập Trường Đại học Khoa học sức khỏe thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 3-6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 472/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Khoa học sức khỏe, là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Sẽ có thêm Trường Đại học Khoa học sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

Sẽ có thêm Trường Đại học Khoa học sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

Theo Quyết định, thành lập Trường Đại học Khoa học sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Khoa Y trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Khoa học Sức khỏe là cơ sở giáo dục đại học công lập có trụ sở đặt tại tỉnh Bình Dương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Hiện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 8 đơn vị thành viên, gồm các trường đại học trực thuộc và 2 khoa trực thuộc gồm: Khoa Y và Khoa Chính trị-Hành chính. Trong đó, Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 2009, định hướng là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng cao dựa trên mô hình trường-bệnh viện, kết hợp giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khoa Y đào tạo 5 ngành bậc đại học gồm: Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng, Y học cổ truyền.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định về việc thành lập Trường Đại học Y dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Y dược của đơn vị này.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 755/KH-UBND về việc thực hiện chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

(GLO)- Nhớ hồi dạy bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tôi đã hỏi học trò: Em từng có ấn tượng hay cảm xúc đặc biệt gì với mùa thu chưa? Nhiều em trả lời ngập ngừng: “Em thấy mùa thu… trời mát mẻ”, “Em thấy mùa thu… lá cây rụng nhiều”, “Em thấy mùa thu… thường mưa”.